Israel khoe vũ khí bí mật 'Mái vòm sắt' với Obama

Ngay sau khi đặt chân lên Israel trong chuyến công du gần đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đến dải Gaza để tận mắt thấy hệ thống tên lửa đánh chặn “Mái vòm sắt”.

Từ vùng đất Sderot, một thị trấn của Israel nằm gần Dải Gaza đến Haifa bên bờ Địa Trung Hải là nơi trưng bày hệ thống phòng thủ của Tập đoàn Rafael. Phát minh nổi tiếng nhất của Tập đoàn này chính là Iron Dome (Mái vòm sắt), hệ thống đã được Tổng thống Obama đã đến thăm ngay sau khi đặt chân đến Israel. “Mái vòm sắt” là một hệ thống tên lửa đánh chặn, được Israel coi là hệ thống phòng thủ mang lại hiệu quả đặc biệt. 

Israel khoe vũ khí bí mật 'Mái vòm sắt' với Obama - ảnh 1
Tên lửa đánh chặn của hệ thống "Mái vòm sắt" (Iron Dome) của Israel

Trong cuộc xung đột tại Gaza kéo dài trong một tuần hồi tháng 11 năm ngoái, hệ thống “Mái vòm sắt” đã đánh chặn 84% số tên lửa nhắm tới khu dân cư. Rafael rất tự hào về “Mái vòm sắt” ngay sau khi đưa hệ thống này vào sử dụng vài tháng. Có thể nói rằng, đây là hệ thống đánh chặn hiệu quả nhất, vì xét về giá thành, nó rất rẻ.

Từ năm 2005, các chiến binh ở Gaza đã bắn tổng cộng hơn 4.000 quả rốc két do họ tự chế sang đất Israel, hầu hết giá của mỗi quả chỉ khoảng vài trăm USD. Trong khi giá của tên lửa đánh chặn là vài nghìn USD. Ông Joseph Yossi Horowitz, một đại tá đã nghỉ hưu thuộc lực lượng phòng không Israel cho biết: “Ai cũng đặt câu hỏi là: bạn đang bắn một tên lửa khá đắt để chặn một thứ gì đó rất rẻ. Vì thế nhiệm vụ chính của chúng tôi là giảm chi phí”.

Việc cắt giảm chi phí được thực hiện trên mọi mặt, nhưng chủ yếu tập trung vào việc giảm kích thước mắt cảm biến của tên lửa, bộ phận đắt tiền nhất. Một tên lửa đánh chặn sẽ khóa chặt mục tiêu  của nó thông qua sự chỉ dẫn của ra-đa tại phần chóp nón của nó, thường gồm bộ cảm biến sóng vô tuyến. Những tên lửa đánh chặn mang theo trên máy bay chiến đấu thường là hệ thống rất thông minh, bởi vì nó sẽ phát hiện, tìm thấy một tên lửa được bắn ra trước cả khi tên lửa đó ở trong tầm nhìn dù ở bất kỳ hướng nào. Phần chóp nón này khá đắt tiền, thường lên đến hàng trăm nghìn USD.

Nhưng các tên lửa tự chế bắn từ bên kia dải Gaza chỉ đơn giản là tên lửa tự chế: được bắn lên và rơi xuống mục tiêu. Rafael nhận thấy rằng, quỹ đạo đó có thể bị hệ thống ra-đa mặt đất phát hiện, sau đó nó sẽ đưa thông tin đó đến “Mái vòm sắt” và hướng tên lửa đến khu vực mà tên lửa đối phương có thể nhắm tới. Chỉ khi hai tên lửa đến gần nhau, ra-da của tên lửa đánh chặn sẽ trở nên linh hoạt, hướng nó đến các rốc két Qassam hoặc GRAD. Đó là một hoạt động hết sức tinh vi, chính xác khi mà các tên lửa bay đi với tốc độ 700m/giây.

Ông Horowitz cho biết thêm: “Tôi có thể hướng hệ thống đánh chặn đến đường đi chính xác, gần mục tiêu, có nghĩa là tôi có thể sử dụng ra-da tìm kiếm trong khoảng thời gian rất ngắn. Và tiết kiệm khá nhiều tiền. Nó chỉ ở trong khoảng vài trăm đến vài nghìn Đô la”.

Hầu hết tên lửa điều khiển được làm bằng vật liệu được gọi là polyme phức tạp, được thiết kế để ngăn chặn rốc két khi nó di chuyển qua các độ cao khác nhau. “Ở đây chúng tôi đã làm nó với nhôm, đi qua dãy phố,  lấy vài đoạn ống”, ông Horowitz cho biết.

“Không phải bạn tìm kiếm thứ gì tốt nhất trong những thứ tốt nhất. Bạn đang tìm kiếm một số tối ưu hóa”, ông Horowitz cho biết thêm.

Hệ thống “Mái vòm sắt” tốn khoảng 50 triệu USD cho mỗi bệ phóng với 20 tên lửa, radar mặt đất, trung tâm chỉ huy và kiểm soát vẫn còn khá đắt đỏ, đặc biệt là khi Israel ước tính sẽ cần ít nhất 13 hệ thống này để bảo vệ toàn bộ đất nước. Hiện nay Israel mới có 5 hệ thống “Mái vòm sắt”.

Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu thông qua khoản 300 triệu USD để giúp Israel xây dựng thêm hệ thống này, đó là lý do Lực lượng Phòng vệ Israel đưa xe mang bệ phóng này đến sân bay Ben Gurion hôm thứ tư để được chụp ảnh phía sau Tổng thống Mỹ.

Roni Potasman, phó chủ tịch điều hành phụ trách R&D cho biết: “Sự thành công lớn của Iron Dome không phải là chúng tôi sử dụng bao nhiêu tên lửa đánh chặn. Sự thành công chính là những gì đã xảy ra trong điều kiện có dân thường. Nếu trong số 500 tên lửa được bắn ra, có 10 quả gây ra thương vong cho một trường học hoặc nhà trẻ, thì câu chuyện hoàn toàn khác”. 

Một vấn đề nan giải là mặc dù Iron Dome đã chặn được 400 rốc két trong cuộc xung đột gần đây nhất, nhưng có vẻ như Hamas vẫn chiếm ưu thế. Hơn nữa, các cuộc thăm dò cho thấy 80% người Palestine cũng nghĩ rằng Hamas chiếm ưu thế hơn, trong khi chỉ có 1/4 người Israel cho rằng phía họ chiếm ưu thế. Máy bay chiến đấu của Israel đã tiêu diệt nơi trú ẩn của các chiến binh cấp cao và phá hủy hàng trăm tên lửa, bệ phóng trên mặt đất, kể cả tên lửa tầm ngắn Fajr-5 của Iran. Nhưng các chiến binh Hamas và Jihad vẫn đưa ra phiên bản Fajr của riêng mình với tên gọi M-75, được hướng tới Tel Aviv và Jerusalem.

Hòa Phong

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !