Iraq: Sau khu lọc dầu, quân ly khai tấn công căn cứ không quân
Theo hãng tin Reuters, Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki, người đang đấu tranh để giữ chức vị và chịu sức ép từ cộng đồng quốc tế về việc thành lập một "chính phủ toàn diện hơn", đã lên tiếng khẳng định ông ủng hộ tiến trình xây dựng nội các mới trong tuần này.
Tuy nhiên, Tổng thống Maliki đã gạt bỏ ý kiến của các quan chức chính trị và lãnh đạo tôn giáo dòng Sunni có mối liên hệ với lực lượng ISIS, về việc thành lập một "chính phủ bảo vệ đất nước" có quyền lựa chọn nhà lãnh đạo đứng đầu quốc gia và xóa bỏ kết quả cuộc bầu cử được tổ chức cách đây 3 tháng.
Quân đội chính phủ Iraq không thể ngăn cản sức mạnh tấn công từ lực lượng ISIS để giành quyền kiểm soát một số căn cứ trọng điểm. |
Sau 2 tuần tổ chức tấn công tại khu vực phía bắc Iraq, các tay súng dòng Sunni thuộc lực lượng tự xưng "Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông" (ISIS) đã chiếm được nhiều khu vực trọng điểm tại Iraq. Dòng người Sunni cáo buộc Thủ tướng Maliki đã phớt lờ quyền lợi của họ trong suốt 8 năm cầm quyền. Thậm chí, lực lượng ISIS còn đe dọa có những hành động làm chia cắt đất nước sau gần 3 năm quân đội Mỹ rút quân khỏi Iraq.
Trong chuyến thăm tới Iraq hồi tuần này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng giới chức Iraq nên thành lập một chính quyền "toàn diện" đồng thời hối thúc các nhà lãnh đạo tại khu tự trị Kurd hỗ trợ Baghdad chiến đấu chống lại phiến quân.
Theo dự kiến, phiên hợp quốc hội tại Iraq trong tuần này sẽ bắt đầu tiến trình thảo luận thành lập một chính phủ mới dựa trên kết quả bầu cử hồi tháng Tư. Mặc dù, Liên minh Nhà nước pháp luật do Tổng thống Maliki thuộc dòng người Shi'ite dẫn đầu đã giành được đa số ghế trong quốc hội nhưng vẫn cần sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo khác thuộc dòng Shi'ite, Sunni và Kurd để thành lập chính phủ.
Trong khi đó, lực lượng quân sự dòng Sunni do ISIS cầm đầu đã chiếm đóng nhiều thị trán và thành phố dọc khu vực phía bắc và tây thành phố Baghdad. Thậm chí, Mosul, thành phố phía bắc lớn nhất tại Iraq, cũng đã rơi vào tay phiến quân ISIS hôm 10/6.
Theo Liên Hợp Quốc, hơn 1.000 người chủ yếu là dân thường đã bị thiệt mạng trong các cuộc tấn công của lực lượng nổi dậy ISIS – một nhánh của mạng lưới khủng bố al-Qaeda. Ngoài ra, gần 1 triệu người khác cũng đã phải đi sơ tán để tránh tình trạng đổ máu tại Iraq trong năm nay.
Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin Reuters (Anh), một trong những hãng tin lớn nhất thế giới. Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa và video cho rất nhiều tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác trên toàn thế giới.