IPO Agribank 'lỗi hẹn' vì phải xin ý kiến 63 tỉnh thành và 'gật đầu' của Bộ Tài chính

Trong nhóm big 4 ngân hàng thương mại gốc quốc doanh, duy chỉ còn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) còn đang lỗi hẹn với kế hoạch cổ phần hóa dù trước đó ngân hàng này đã lên kế hoạch IPO trong giai đoạn 2016-2020.

 

{keywords}
 

Lý giải về sự chậm trễ này, ông Nguyễn Trọng Du -  Phó Chánh thanh tra, Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN – cho biết, Agribank là ngân hàng đặc thù, có hệ thống mạng lưới hoạt động rộng lớn khắp 63 tỉnh, thành trên cả nước. Do đó hệ thống cơ sở vật chất liên quan đến nhà đất cũng rất rộng lớn.

Theo quy định tại Nghị định 127 và Nghị định 167 của Chính phủ, khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp, Agribank phải thực hiện kiểm kê tất cả các tài sản và xây dựng phương án quản lý, trên cơ sở đó làm cơ sở cho việc định giá tài sản của ngân hàng này.

Theo quy trình hiện nay, Agribank phải lấy ý kiến của UBND các tỉnh, thành phố, sau đó trình Bộ Tài chính phê duyệt. Quy trình này được áp dụng cho cả 63 tỉnh, thành. Đến nay cơ bản 63, tỉnh thành phố đã có phương án, Bộ Tài chính cũng đã cơ bản phê duyệt, sau khi Bộ Tài chính phê duyệt xong, NHNN mới tiến hành được các bước tiếp theo.

Ông Nguyễn Trọng Du cho biết, NHNN sẽ thực hiện các bước định giá Agribank, lựa chọn tư vấn IPO, bao gồm cả việc xem xét các đối tác nước ngoài.

Nói về việc chậm trễ trong tiến trình cổ phần hóa Agribank, ông Du giải thích: “Thực sự NHNN cũng đã cố gắng hết sức, nhưng còn phụ thuộc vào các tỉnh, thành phố và Bộ Tài chính, nên việc chậm trễ cũng có một phần nguyên nhân khách quan, liên quan đến quy trình thì mình phải làm chặt chẽ. NHNN cũng thường xuyên báo cáo Chính phủ về tiến độ thực hiện”.

Trước đó, trong một buổi tọa đàm về thị trường chứng khoán diễn ra vào tháng 3, ông Chu Mạnh Hùng – Phó ban cổ phần hóa Agribank cũng cho biết, Agribank gặp khó khăn trong việc định giá giá trị doanh nghiệp, nhất là về đất đai, thương hiệu…

"Đến nay, năm 2021, ngân hàng vẫn chưa thể hoàn thành được phương án sử dụng đất đai. Do đó, ngân hàng chưa được NHNN ban hành quy định cổ phần hóa", ông Hùng nói.

Ông Hùng cho biết, cuối năm 2020, Bộ Tài chính đã có đánh giá toàn diện về quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Trong danh mục, số doanh nghiệp cổ phần hóa chỉ chiếm khoảng 28%, có nghĩa gần 3/4 không đạt kế hoạch. Nguyên nhân chính là rất nhiều tập đoàn, công ty lớn được Chính phủ cho phép cổ phần hóa nhưng phương án sử dụng đất chưa hoàn thành.

"Agribank có đất đai rải rác từ các huyện xã, thành phố cho đến ngoài hải đảo cũng có và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, từ thời bao cấp cho đến bây giờ khiến cho hồ sơ pháp lý, thủ tục có rất nhiều vướng mắc, có những mảnh đất còn có tranh chấp…".

Agribank hiện có tới 294 cơ sở nhà đất, với tổng diện tích 2,6 triệu m2, nguồn gốc đa dạng nhưng hồ sơ pháp lý chưa đầy đủ.

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2021 của Ngân hàng Agribank diễn ra ngày 12/1/2020, Tổng Giám đốc Agribank Tiết Văn Thành cũng thừa nhận, trong 10 chỉ tiêu tái cơ cấu, chỉ tiêu duy nhất mà Agribank không đạt đó là tăng vốn điều lệ. Trong 5 năm qua, mỗi năm trung bình Agribank chỉ được tăng 384 tỷ đồng vốn điều lệ, trong khi mục tiêu đặt ra là tăng 5.000 tỷ đồng. Nguyên nhân là việc tăng vốn của Agribank hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách.

Cũng theo Tổng Giám đốc Agribank, năm 2021, ngân hàng này đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 8-11%, tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu này, Agribank phải được tăng vốn điều lệ thêm 10.000 tỷ đồng mới có thể đáp ứng được các quy định về an toàn vốn. Đây là một thách thức rất lớn.

 Hiền Anh

'Ông lớn' Agribank đang bị 'đuối' trước sự vượt trội của nhóm ngân hàng thương mại?

'Ông lớn' Agribank đang bị 'đuối' trước sự vượt trội của nhóm ngân hàng thương mại?

Mặc dù có số lượng lao động lớn nhất toàn ngành với thu nhập bình quân 27,205 triệu đồng/tháng/người, thế nhưng lợi nhuận hay vốn chủ sở hữu của ngân hàng này lại thấp hơn cả một số ngân hàng TMCP.

Khu đô thị Sun Group đón đầu làn sóng an cư mới ở Hà Nam

Sun Urban City Phủ Lý (Hà Nam) là một trong những dự án đô thị tiên phong kiến tạo không gian sống trong lành, thân thiện với môi trường nhưng vẫn đảm bảo sự kết nối thuận tiện.

SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam

Nhằm tiếp lửa đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam tại trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, ngân hàng SHB quyết định thuê một số chuyến bay đưa cổ động viên và gia đình các cầu thủ sang Thái Lan sát cánh cùng đội tuyển.

Căn hộ Sun Urban City Hà Nam: không gian sống sáng tạo, thông minh

Thiết kế thông minh, tối ưu trải nghiệm, căn hộ nghệ thuật Art Residence tại Sun Urban City Hà Nam không chỉ chinh phục khách hàng mọi lứa tuổi, mà còn được ví như một “biểu tượng” của sự sáng tạo và tối ưu không gian sống.

Dư âm sự kiện ‘Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ’ của Sun Property

Diễn ra từ 9-11/12, chuỗi sự kiện “Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ” được Sun Property (thành viên Sun Group) tổ chức để tri ân các đại lý trên khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.

Bỏ việc lương cao, chàng trai về quê nuôi hươu thu 600 triệu đồng mỗi năm

Nghỉ việc lương cao ở Nhật Bản để về quê nuôi hươu lấy nhung, chàng trai 9x có thu nhập hơn 600 triệu đồng mỗi năm.

Đô thị Sun Group tại Hà Nam - tái định nghĩa lại khái niệm ‘ngôi nhà’ hiện đại

Trần cao mọi căn hộ lên đến 5m, cửa kính “khổng lồ” 4m, công năng tối ưu đến từng chi tiết … là một phần trong “từ điển vị nhân sinh” tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam.

Cách SHB truyền cảm hứng cho thế hệ nhân sự tương lai

Thế hệ trẻ có xu hướng tìm kiếm môi trường làm việc hiện đại, linh hoạt, có nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Hiểu được điều đó, SHB đang nỗ lực để tạo ra một môi trường làm việc “không giới hạn”, hướng tới xây dựng mô hình ngân hàng tương lai.

Vinamilk liên tục được gọi tên tại các giải thưởng về phát triển bền vững

Cam kết mạnh mẽ hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 đã giúp Vinamilk lan tỏa tinh thần phát triển bền vững đến cộng đồng doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà cái tên Vinamilk liên tiếp được xướng lên tại các giải thưởng về ESG, phát triển bền vững vừa qua.

Vinamilk - hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.

Thế mạnh Việt thu về 3,6 tỷ USD, thế 'vô địch' tại thị trường Mỹ

Một thế mạnh của Việt Nam đang chiếm lĩnh tại thị trường Mỹ, chiếm gần 89,4% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Nước ta cũng đã thu về gần 3,6 tỷ USD trong 10 tháng qua.