Indonesia phủ nhận có tín hiệu khẩn cấp từ máy bay QZ8501 mất tích
Lực lượng hải quân Indonesia tìm kiếm chuyến bay QZ8501 mất tích trên biển Java. |
“Chúng tôi có mã số (ID) Thiết bị định vị khẩn cấp ELT của AirAsia. Tôi đảm bảo rằng hai tín hiệu khẩn cấp gửi về không phải là của máy bay QZ8501 mất tích mà chúng ta đang tìm kiếm”, ông Bambang Soelistyo, người đứng đầu Công ty tìm kiếm cứu nạn Basarnas cho biết.
Hãng tin Kompas cho biết, Basarnas đã nhận được hai tín hiệu khẩn cấp yếu vào ngày thứ Hai (29/12). Cả hai tín hiệu này đều phát ra từ dưới nước, gần Quần đảo Thái Bình Dương, khu vực được cho là nơi cuối cùng nhận được liên lạc giữa máy bay QZ8501 với tháp kiểm soát không lưu (ATC).
Ông Soelistyo cũng nói rằng họ sẽ còn nhận được thêm tiếp viện trong cuộc tìm kiếm đa quốc gia. Trước đó, Mỹ đã triển khai tàu USS Sampson tham gia giúp đỡ trên biển Java cùng với Singapore, Malaysia, Indonesia, Pháp và Australia.
Tàu khu trụclớp Formidable RSS Supreme của Hải quân Singapore tham gia hỗ trợ tìm kiếm máy bay mất tích. |
Chuyến bay QZ8501 của hãng hàng không AirAsia cất cánh từ Surabaya, Indonesia đến Singapore đã mất liên lạc với trạm không lưu Indonesia khi đang bay qua khu vực giữa đảo Belitung và Kalimantan sáng Chủ nhật (28/12).
Việc tìm kiếm trên biển Java bắt đầu từ Pangkal Pinang, đảo Bangka, Indonesia và đến ngày 30/12 đã mở rộng ở thêm nhiều vùng khác trên bờ.
5h36 sáng (theo giờ Indonesia), QZ8501 bắt đầu cất cánh từ sân bay quốc tế Juanda ở Surabaya.
Surabaya - thủ phủ tỉnh East Java, là thành phố lớn thứ hai ở Indonesia sau Jakarta, có tốc độ tăng trưởng trên 7% một năm kể từ khi nữ thị trưởng Tri Rismaharini lên tiếp quản năm 2010.
QZ8501 mất liên lạc vào 6h18 sáng (giờ Indonesia) trên biển Java, ở khu vực giữa hai đảo Belitung và Đông Kalimantan.
Theo truyền thông Indonesia, ngư dân trên đảo Belitung cho biết đã nghe thấy một tiếng nổ lớn, có thể là của chiếc máy bay này.
Belitung là hòn đảo nằm ở phía đông đảo lớn Sumatra, nổi tiếng với các mỏ thiếc và các vườn hồ tiêu. Nơi đây cũng có các bãi biển cát trắng và là điểm đến thu hút khách du lịch.
Đông Kalimantan thuộc đảo Borneo, tiếp giáp vùng Sarawak và Trung Kalimantan. Vùng lãnh thổ này có lịch sử lâu đời, là nơi Cộng hòa Lan Phương được thành lập (1777-1884). Đây có thể xem là chính thể cộng hòa hiện đại đầu tiên tại châu Á.
Pangkal Pinang - thủ phủ của tỉnh Bangka-Belitung, là đô thị lớn nhất trên đảo Bangka, và là tỉnh sản xuất thiếc lớn nhất Indonesia.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tìn từ tờ Straitstime của Singapore, tờ báo được xuất bản vào năm 1845. Là tờ báo lâu đời nhất và có doanh thu cao nhất Singapore.