IMF: Kinh tế Trung Quốc đang gặp nguy hiểm
Đánh giá của IMF có đoạn: "Kể từ khi cuộc khủng hoảng toàn cầu xảy ra, sự kết hợp giữa đầu tư, tín dụng và kích thích tài chính đã củng cố hoạt động. Mô hình này phát triển không bền vững và gia tăng những lỗ hổng. Mặc dù Trung Quốc vẫn còn có những ‘chống đỡ’ quan trọng cho những cú sốc bất ngờ nhưng các hệ số an toàn đang giảm dần”. Báo cáo cảnh báo, hiện nay, hệ thống ngân hàng chính thức của Trung Quốc đang gặp nguy hiểm, cái gọi là hệ thống ngân hàng bóng tối của nước này đang ngày càng ít bị kiểm soát và không ổn định.
Theo các chuyên gia kinh tế, lĩnh vực ‘bấp bênh’ nhất là thị trường bất động sản. Để đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho hàng trăm triệu người dân được di dời từ nông thôn đến các thành phố, Trung Quốc đang đầu tư rất nhiều vào việc xây dựng các khu ở, tòa nhà mới. Các nhà chức trách Trung Quốc cho rằng làm như vậy sẽ thúc đẩy chi tiêu, tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, chưa thể biết được rằng việc di cư ép buộc chưa từng có tiền lệ này sẽ diễn ra như thế nào, trong khi đó, rất nhiều tòa nhà được xây dựng với chi phí rất lớn, cho đến này vẫn hoàn toàn trống rỗng.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận thức được việc cần phải có một sự cải cách cơ cấu để đưa nền kinh tế hướng tới một con đường bền vững hơn. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu Bắc Kinh sẽ tiến hành cải cách ngay lập tức hay ngần ngại cho đến khi đã quá muộn.
Gần đây, Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc cho biết: "Điều chỉnh cơ cấu là một hành động rất ‘đau đớn’. Bạn sẽ không thể điều chỉnh được cơ cấu nếu vẫn muốn cảm thấy thoải mái và duy trì tốc độ tăng trưởng cao".
Kinh tế Trung Quốc sẽ chậm lại nhiều trong nửa sau năm 2013?
Zong Qinghou, người giàu nhất Trung Quốc, cho biết, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ còn giảm nữa trong nửa cuối năm 2013. Ông đề xuất rằng việc cắt giảm thuế và phá vỡ độc quyền có thể thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế.
Người đàn ông giàu nhất Trung Quốc, Zong Qinghou, chủ tịch Tập đoàn nước giải khát Hàng Châu Wahaha. |
Ông Zong nói: "Mọi người sẽ chỉ đầu tư nếu có triển vọng tạo ra lợi nhuận. Các công ty vừa và nhỏ không sẵn sàng chấp nhận các khoản vay. Nếu họ không thể tạo ra lợi nhuận, thì tại sao họ lại muốn vay tiền?".
Cam kết của chính phủ nhằm hạn chế các khoản kích thích kinh tế sẽ làm gia tăng thêm nguy cơ suy thoái cho một nền kinh tế vốn đang bị suy yếu do nhu cầu giảm trên toàn cầu của Trung Quốc. Trong quý 2/2013, nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng chậm lại ở mức 7,5% so với cùng kỳ năm trước.
Zong cho rằng: "Tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại trong nửa thứ hai vì chưa có chính sách kinh tế lớn nào được đưa ra".
Ông cũng tỏ ra bi quan về nền kinh tế thế giới và nhận định, Trung Quốc sẽ phục hồi nhanh hơn các quốc gia khác.