Hy vọng mới cho bệnh nhân AIDS: Một ca khỏi bệnh dù không dùng thuốc

Một đứa trẻ Nam Phi sinh ra bị nhiễm virus HIV đã khiến giới y học ngạc nhiên khi đã chữa khỏi bệnh AIDS chỉ sau 1 năm điều trị dù 8,5 năm trước đó không dùng đến thuốc.

Theo Reuters, thông thường, bệnh nhân nhiễm HIV sẽ phải sống cả đời với thuốc ARV để ngăn ngừa bệnh AIDS. Thế nhưng, đứa trẻ này không được điều trị bằng thuốc trong quãng thời gian 8,5 năm. Đến nay, đứa bé đã được 10 tuổi và không hề có dấu hiệu nào của virus HIV nữa.

Ảnh minh họa.

Điều này, cùng với một số trường hợp bệnh thuyên giảm khác tạo thêm hy vọng cho 37 triệu người bị nhiễm virus gây ra bệnh AIDS trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, các chuyên gia kêu gọi thận trọng với hiện tượng này, cho rằng đây là sự kiện hiếm hoi và không dẫn đến một lộ trình chữa bệnh nào có thể làm mẫu cho ngành y.

Linda-Gail Bekker, Chủ tịch Hiệp hội AIDS Quốc tế (IAS), đã tổ chức một cuộc hội nghị tại Paris tuần này, cho biết: “Đây là trường hợp tạo ra nhiều câu hỏi hơn là một câu trả lời. Nó gợi ra một quan niệm mới thú vị về việc không cần điều trị vẫn có thể sống sót. Nhưng rõ ràng nó là một hiện tượng hiếm thấy”.

Đứa trẻ được giấu tên tuổi và giới tính, là một phần của cuộc thử nghiệm lâm sàng nghiên cứu tính hiệu quả của việc điều trị trẻ sơ sinh dương tính với HIV trong những tuần đầu tiên của cuộc đời. Những đứa trẻ này sau đó sẽ ngừng điều trị và sử dụng thuốc khi virus HIV được kiểm soát.

Cơ quan Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS cho hay, theo số liệu được công bố tuần trước, hiện có 19,5 triệu người - hơn một nửa trong số 37 triệu bệnh nhân nhiễm HIV - đang được điều trị.

Các nhà nghiên cứu Nam Phi nói rằng đa số bệnh nhân nhiễm HIV sẽ tăng lượng virus lưu thông trong cơ thể nếu họ ngừng điều trị. Tuy nhiên, đứa trẻ này thì không.

Bản tóm tắt thông tin của các nhà nghiên cứu được công bố và trình bày tại hội nghị của IAS hôm thứ Hai (24/7). Trong đó, họ mô tả: “Theo sự hiểu biết của chúng tôi, đây là trường hợp đầu tiên kiểm soát virus lâu nhất trong cuộc thử nghiệm lâm sàng gián đoạn ART một cách ngẫu nhiên sau khi điều trị sớm ở trẻ sơ sinh”.

Đứa trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ. Việc điều trị ARV bắt đầu khi bé gần chín tuần tuổi, nhưng đã ngưng ở tuần thứ 40 khi virus bị ức chế. Đứa trẻ được theo dõi thường xuyên nhằm ngăn chặn bất kỳ dấu hiệu tái phát nào. Các nhà nghiên cứu sau đó đã công bố: “Ở chín tuổi rưỡi, đứa trẻ không có triệu chứng lâm sàng nào của bệnh AIDS”.

Sharon Lewin, chuyên gia về HIV tại Đại học Melbourne, đồng thời là chủ tịch của diễn đàn điều trị HIV ở IAS cho biết, trường hợp này đã làm sáng tỏ cách hệ thống miễn dịch của con người có thể kiểm soát sự sao chép virus HIV khi quá trình điều trị bị ngừng.

Tuy nhiên, xét về việc tìm kiếm phương thuốc chữa HIV và AIDS một cách triệt để, bà Sharon Lewin cho biết, trường hợp đứa trẻ chỉ có thể khẳng định các báo cáo trước đó về những trường hợp hiếm hoi tương tự. Bà nói: “Chúng rôi hiểu rằng rất hiếm những trường hợp người điều trị và dừng sử dụng thuốc sau đó có thể kiểm soát được virus”.

Đại dịch HIV / AIDS đã giết chết khoảng 35 triệu người trên toàn thế giới kể từ khi nó được phát hiện vào những năm 1980.

Minh Anh (lược dịch)

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

Đang cập nhật dữ liệu !