Hy Lạp - Canh bạc uy tín đắt giá của Thủ tướng Đức ở EU

Nếu như nền kinh tế yếu nhất châu Âu hiện nay chính thức tuyên bố vỡ nợ trong tuần này và bị ép rời khỏi Khối đồng tiền chung châu Âu, nó sẽ làm xấu đi công lao mà Thủ tướng Đức đã làm được.

Trong nhiều tháng qua, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã luôn phải vật lộn với câu hỏi, liệu có nên mạo hiểm để Hy Lạp ra đi và chấp nhận những ảnh hưởng về tài chính, kinh tế và địa chính trị của sự kiện này hay không.

Không giống như Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble trước đó đã phát đi những tín hiệu rằng ông có thể chấp nhận một Khối Đồng tiền chung Châu Âu mà không có Hy Lạp, bà Merkel luôn quyết tâm để điều này không xảy ra.

Nếu Hy Lạp phải rời Liên minh Châu Âu, nhiều người ở Đức và nhiều nơi khác sẽ đổ lỗi cho chính phủ cánh tả của Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras lên nắm quyền vào tháng Giêng năm nay. Chính phủ Hy Lạp đã khiến các đối tác bức xúc bằng những động thái mà họ cho là thất thường, mang tính đối đầu trong các cuộc đàm phán nợ.

Lời kêu gọi của ông Tsipras nhằm tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về đề nghị viện trợ của châu Âu, chỉ vài ngày trước khi Hy Lạp hết tiền, khiến bà Merkel có cơ hội để chấm dứt tất cả.

Hy Lạp - Canh bạc uy tín đắt giá của Thủ tướng Đức ở EU - ảnh 1

Thủ tướng Đức Angela Merkel trong một cuộc đối thoại tại Hạ viện Đức vào tháng Ba vừa qua.

Nhưng cũng chính bà Merkel, hơn bất kỳ lãnh đạo Châu Âu nào khác, sẽ là người giải quyết đống đổ nát khi Hy Lạp rời EU và phải trả lời cho việc vì sao Châu Âu không thể tránh được thảm họa này.

Việc Hy Lạp rời Khối đồng tiền chung Châu Âu sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng về nhân đạo ở Nam Âu, đồng thời cũng châm ngòi cho một sự lay lan đối với các nước trong khu vực chỉ mới được vực dậy sau nhiều năm suy thoái và nổ ra một cuộc tranh luận gay gắt đối với chính sách tiết kiệm của Đức và cung cách giải quyết của bà Merkel trong vấn đề này.

Việc để Hy Lạp ra đi sẽ là động thái táo bạo nhất mà bà đã làm kể từ khi trở thành Thủ tướng Đức gần 10 năm trước và có rủi ro còn lớn hơn quyết định hủy bỏ sử dụng năng lượng nguyên tử vào năm 2011.

Trong nhiều cuộc hội đàm riêng, bà Merkel thừa nhận rằng nỗi lo sợ lớn nhất của bà là Đức sẽ bị quy trách nhiệm “phá hoại Châu Âu” lần thứ ba trong một thế kỷ.

Với việc một cuộc trưng cầu dân ý tại Anh về việc ở lại Liên minh Châu Âu đang đến gần, cũng như căng thẳng giữa Nga và Ukraine vẫn chưa có hồi kết, các nước cũng đang gặp khó khăn trong việc tìm giải pháp cho vấn đề nhập cư khi mối đe dọa từ các phần tử Hồi giáo cực đoan ngày một lớn dần, tình trạng hỗn loạn ở Hy Lạp sẽ là tín hiệu không mấy khả quan về châu Âu hiện nay.

“Vấn đề nội tại của châu Âu đang lộ ra trong thời điểm tình hình địa chính trị đang căng thẳng”, cựu Ngoại trưởng Đức Joschka Fischer đã viết trong một bài báo mới đây. “Việc ngăn chặn EU tan vỡ trước mắt phải bắt đầu từ một giải pháp chiến lược đối với khủng hoảng Hy Lạp”.

Theo ông, chính vì thiếu một chiến lược “vĩ mô” mà nhiều người đã chỉ trích bà Merkel kể từ khi khủng hoảng châu Âu nổ ra tại Hy Lạp 5 năm về trước.

Phương án của bà là giải quyết theo từng bước, theo đó dùng viện trợ kinh tế để đổi lấy việc nước vay nợ phải cam kết cải tổ kinh tế và giảm chi tiêu triệt để. Một số nhà kinh tế, và cả chính phủ Hy Lạp cho rằng chiến lược này đã nghiền nát nền kinh tế đất nước thay vì hỗ trợ nó phục hồi.

Trong những tuần gần đây, bà Merkel đã bị chỉ trích khi để ông Schaeuble chủ động đàm phán với Hy Lạp, mặc cho lập trường cứng rắn của ông này.

Hy Lạp - Canh bạc uy tín đắt giá của Thủ tướng Đức ở EU - ảnh 2

Nền kinh tế Hy Lạp đang đứng bên bờ sụp đổ.

Từ năm 2012, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức cho rằng Liên minh Châu Âu có thể sẽ được lợi khi Hy Lạp rời khối này. Cựu Bộ trưởng Bộ Ngân khố Mỹ Timothy Geithner mô tả quan điểm của ông Schaeuble khi hai người gặp mặt nhau là “đáng sợ”.

Dù vậy, rất khó để có thể nói rằng bà Merkel đã không nỗ lực để Hy Lạp cùng các chủ nợ đi đến thỏa thuận cuối cùng. Trong chuyến thăm Berlin đầu tiên dưới cương vị Thủ tướng của ông Tsipras, bà đã dành 5 tiếng để nói về những yêu cầu cải tổ đối với Hy Lạp.

“Chúng tôi nói với người Hy Lạp rằng, nếu họ có một kế hoạch khả thi thì bà Merkel sẽ đấu tranh vì nó”, một cố vấn chính phủ phát biểu sau cuộc gặp mặt.

Hiện tại, việc bà Merkel nỗ lực đối thoại với ông Tsipras và châu Âu tin rằng Hy Lạp ứng xử thiếu trách nhiệm trong các cuộc đàm phán có thể sẽ mang đến cho bà sự ủng hộ từ nước ngoài.

Cuối tuần qua, nhiều chính trị gia đã lên sóng phát thanh, lên án Tsipras và sát cánh cùng bà Merkel. Những hãng truyền thông lâu đời của Đức, cụ thể là báo Bild cũng bày tỏ quan điểm ủng hộ bà sau khi họ nghi ngờ Thủ tướng Đức sẽ “mềm mỏng” trong vòng đàm phán cuối cùng.

Dù vậy, sự ủng hộ này chưa chắc sẽ tồn tại lâu. Đảng Xã hội Dân chủ Đức mà bà Merkel đại diện sẽ nhanh chóng quay lưng lại với bà nếu hậu quả kinh tế và tài chính khi Hy Lạp ra đi trở nên nghiêm trọng. Trong khi đó, đồng minh của Đức trên thế giới cũng sẽ đặt dấu hỏi đối với cách làm của bà.

Mỹ vốn bày tỏ những quan ngại đối với những ảnh hưởng địa chính trị nếu Hy Lạp rời EU vào thời điểm hiểm họa thế giới đang lớn dần, và đã nhiều lần thúc giục bà Merkel giữ Athens ở lại khối kinh tế bằng mọi giá.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Ngân khố Mỹ Jack Lew đã kêu gọi ông Schaeuble, người đồng cấp Pháp Michel Sapin và Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde hãy đưa ra một giải pháp “lâu dài” đối với Hy Lạp, thậm chí là việc giảm nhẹ nợ, điều mà bà Merkel không muốn làm.

Hy Lạp - Canh bạc uy tín đắt giá của Thủ tướng Đức ở EU - ảnh 3

Kinh tế bất ổn tại Hy Lạp cũng dẫn đến bạo động xã hội.

Điều đáng lo ngại hơn cả là những bất đồng trong quan điểm của các nước châu Âu đối với Hy Lạp. Từ trước tới nay, Pháp vẫn luôn ủng hộ Đức. Nhưng trong một cuộc họp giữa bộ trưởng tài chính các nước, Pháp đã bất ngờ lên tiếng ủng hộ kéo dài chương trình cứu trợ cho Hy Lạp để cuộc trưng cầu dân ý ở nước này được diễn ra.

Pháp đã bị gạt sang một bên và đề xuất kéo dài thời hạn bị khước từ. Giờ đây, nếu thỏa thuận không được Athens chấp nhận vào phút cuối, bà Merkel sẽ phải gánh chịu hậu quả.

Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin từ Japan Times - một tờ báo được xuất bản bằng tiếng Anh tại Nhật Bản và thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn The Japan Times. Tờ báo này được phát hành lần đầu tiên vào năm tháng 3/1897.

Anh Tuấn (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !