Hộp nhựa, lọ nhựa để bảo quản thực phẩm ngày Tết có thể gây ung thư
Hộp nhựa không tốt khi sử dụng bảo quản thực phẩm. |
Tiện lợi nhưng nguy hiểm
Thói quen của người dân từ thành phố tới nông thôn đều sử dụng các loại hộp nhựa từ đựng thực phẩm tươi sống đến thực phẩm chín, từ các loại nước uống thông thường tới rượu…
Với tiêu chí tiện lợi và rẻ, hầu như gia đình nào cũng có vài chiếc hộp nhựa để sử dụng. Các chuyên gia đều cho rằng nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ người dùng từ các loại hộp nhựa này hiện hữu ngay trước mắt.
Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách Khoa, Hà Nội các loại bao bì nhựa có ưu điểm chịu nhiệt, độ bền tốt, chịu được va đập, vận chuyển dễ, dễ gia công, vận chuyển rẻ. Hộp nhựa đã thay thế các loại lo chai bằng thuỷ tinh, sành sứ, đặc biệt là chất dẻo có khả năng gia công thành các túi đựng, không có vật liệu nào có thể thay thế nó, giấy dễ rách nhưng màng chất dẻo bảo quản thực phẩm tốt.
Tuy nhiên, tất cả các chất dẻo đều có nguồn gốc từ quá trình tổng hợp gọi là nhựa, hay polymer. Các polyme này nếu sử dụng tốt, không thấm được, bền, chống oxy hoá, bảo quản tốt, vận chuyển thực phẩm đi xa được.
Nhưng nếu sử dụng đồ nhựa đựng các loại thực phẩm có độ ẩm cao, thực phẩm có nước, các thực phẩm có chất dung môi, dầu, axit thì nó có nguy cơ hoà tan chất polymer gây độc cho thực phẩm vì thể các nước đều có kiểm soát thôi nhiễm các chất từ chết dẻo ra thực phẩm để đảm bảo an toàn dưới nồng độ an toàn
Ở nước ta Bộ Y tế có ra văn bản các phương pháp đánh giá khác nhau trong thực phẩm đều có quy định. Nhưng ở nước ta chưa sản xuất được được chất dẻo, nhập từ nước ngoài, nhập ở nước ngoài về chủ yếu là chất dẻo nguyên khai, người ta làm từ hạt nhựa và bán cho mình làm thanh bao bì khác nhau.
Sau khi nhập các hạt nhựa về, cơ sở sản xuất gia công thành chai lọ, hộp và màng nhựa chứa đựng thực phẩm.
Hiện nay còn nhược điểm nữa đó là ở Việt Nam những loại hộp mà dùng cho thực phẩm chưa có ký hiệu riêng, được công nhận sử dụng được cho thực phẩm để người dân phân biệt được có phải bao bì dùng cho thực phẩm không.
PGS Thịnh ví dụ chiếc can nào dùng cho hoá chất, can nào dung cho thực phẩm chưa phân biệt được nên người tiêu dùng vẫn ung thư mua các loại can nhựa, hộp nhựa đựng thực phẩm, nước uống mà không biết răng nguy cơ thôi nhiễm độc hại cho sức khoẻ.
Theo PGS Thịnh nguy cơ thôi nhiễm polytilen, thôi nhiễm etylen, propilen, thôi nhiễm theo các mono của hạt nhựa. Những chất này đưa vào cơ thể có thể gây ra bệnh vì chất này không có trong cơ thể nên khi vào trong tế bào làm cho tế bào con người sinh ra các tế bào lạ và các tế bào lạ này lâu dần sinh ung thư.
Nguy hại nhựa tái chế
Thêm vào đó, ở Việt Nam chưa sản xuất được nhựa nguyên khai, nhựa dung cho bao bì thực phẩm và công nghiệp thải ra chief nên hình thành nghề thu gom phế liệu đưa về tái chế. Trong quá trình thu gom thu gom hết từ nhựa công nghiệp đến thực phẩm, nhựa phế thải họ tái chế bằng rửa sạch nghiền nhỏ, ép thành hạt nhựa những hạt nhựa đó là hỗn hợp của các chất khác nhau.
Những hộp nhựa, lọ nhựa được tái tế từ loại nhựa này cực kỳ nguy hiểm nó là thứ trong quá trình tái chế dưới tác dụng của nhiệt giải phóng nhiều monome. Người sản xuất lại cho thêm chất phụ gia để nhựa mềm, các chất tạo màu và các chất khác vào tạo ra chất dẻo có màu sắc và độ cứng khác nhau.
Nếu sử dụng nhựa này làm đồ dùng sinh hoạt như ghế nhựa, ống dẫn nước thải thì tốt nhưng ở nước ta họ lấy nhựa tái chế sản xuất cả nhựa trong bảo quản thực phẩm.
Vì thế, PGS Thịnh khuyến cáo tốt nhất là hạn chế sử dụng hộp nhựa, chai nhựa để bảo quản thực phẩm.
Không dùng hộp xốp, hộp nhựa chứa đựng các loại thức ăn, đồ uống nóng trên 100 độ C, nhất là các loại thức ăn rán có nhiều mỡ đang nóng; không dùng hộp xốp chứa đựng thức ăn, đồ uống chua (dưa muối, sa lát trộn dấm, nước chanh, nước chè chanh...) hay mỡ, dầu ăn; không dùng lò vi sóng để làm nóng thực phẩm chứa trong hộp xốp, hộp nhựa; chỉ dùng sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hợp vệ sinh an toàn thực phẩm; sử dụng đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất; chỉ dùng một lần, không nên dùng trong thời gian dài.
Chúng ta nên chọn mua những đồ nhựa có độ trong, bóng cao, bề mặt không bị nhám hoặc xước. Các sản phẩm như vậy thường có tính an toàn cao hơn rất nhiều.