Hong Kong, trung tâm tài chính hàng đầu thế giới năm thứ hai liên tiếp
Báo cáo Phát triển Tài chính hàng năm của WEF cũng đã xem xét một loạt các yếu tố và nhấn mạnh sự nổi lên của các trung tâm thương mại châu Á và ảnh hưởng của Trung Quốc với vai trò là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Các cuộc khảo sát đơn thuần dựa trên tổng giá trị các giao dịch thường cho thấy vị trí hàng đầu thuộc về New York và London.
Tuy nhiên, WEF cho biết, do việc trì hoãn thị trường vốn và sự suy yếu niềm tin trong các tổ chức tài chính đã dẫn đến 6 vị trí trung tâm tài chính hàng đầu thế giới không thay đổi so với năm 2011.
Ông Giancarlo Bruno, Giám đốc cấp cao tại WEF, nhận định: “Nền kinh tế vĩ mô không chắc chắn cũng như những mối lo ngại liên quan đến các quy định đã ngăn cản ngành tài chính có được sự tăng trưởng rất cần thiết”.
Mặc dù có những cải thiện trong các chỉ số liên quan đến ngân hàng nhưng báo cáo cũng cho rằng những biểu hiện này chỉ là một bước nhỏ trên con đường dài phục hồi kinh tế phía trước.
Nằm sau Hồng Kông trong bảng xếp hạng năm 2012 là Mỹ, Anh, Singapore, Australia, Canada, Nhật Bản, Thụy Sĩ, Hà Lan và Thụy Điển.
Báo cáo của WEF cũng đã xem xét các yếu tố pháp lý và quy định, môi trường kinh doanh, sự ổn định tài chính, các dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng, thị trường và chỉ ra rằng: "Mặc dù có những điểm mạnh này nhưng Hồng Kông vẫn có một thị trường trái phiếu tương đối kém phát triển và khu vực tài chính vẫn chưa được tự do hóa hoàn toàn".
Báo cáo cũng nhấn mạnh, các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với một nhiệm vụ vô cùng khó khăn là khôi phục lòng tin tại các thị trường khi sự suy yếu niềm tin trong toàn bộ hệ thống đang ngăn cản đầu tư.