Hội nghị biến đổi khí hậu LHQ đạt được thỏa thuận khiêm tốn

Hôm qua (23/11), tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về chống biến đổi khí hậu, các nhà thương lượng đã nhất trí về một số vấn đề nền tảng nhằm tiến tới một thỏa thuận đầy tham vọng đối phó với tình trạng nóng lên của Trái Đất.

Theo AFP, mặc dù các đại biểu tự chúc mừng kết quả đạt được sau 36 giờ thương lượng không ngừng nghỉ, các nhà quan sát cho rằng những quốc gia dễ tổn thương trước biến đổi khí hậu không có nhiều lí do để vui mừng.

Hội nghị biến đổi khí hậu LHQ đạt được thỏa thuận khiêm tốn - ảnh 1
Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu diễn ra từ 11/11-23/11 tại thủ đô Vácsava, Ba Lan.

“Chỉ trong thời gian rất eo hẹp, các nhà thương lượng ở Vácsava đã nỗ lực để giữ tiến trình trôi chảy”, nhà phân tích về khí hậu Jennifer Morgan của Viện các tài nguyên thế giới nhận xét.

Trong khi đó nhà kinh tế học môi trường Nicholas Stern cảnh báo rằng: “Những hành động được nhất trí vẫn chưa đủ nếu so với qui mô và mức độ khẩn cấp của những nguy cơ mà thế giới đang đối mặt từ mức độ khí nhà kính ngày càng tăng cho tới những tác động nguy hiểm mà chúng ta không thể đảo ngược”.

Ngay từ khi các cuộc đàm phán bắt đầu từ ngày 11/11, các nước giàu và nghèo đã bất đồng về việc ai phải làm gì để ngăn chặn tình trạng nóng lên của hành tinh. Đặc biệt, hai “phe” mâu thuẫn nhau về việc chia sẻ trách nhiệm ngăn chặn mức độ thải khí nhà kính và về vấn đề tài trợ cho các quốc gia dễ bị tổn thương vì biến đổi khí hậu.

Hôm 22/11, các cuộc thương lượng đứng trước nguy cơ thất bại do các quốc gia phát triển và đang phát triển tranh cãi về việc phân chia trách nhiệm nhằm đạt mục tiêu kiềm chế mức tăng của nhiệt độ Trái Đất ở mức 20C.

Mục tiêu mà Liên Hợp Quốc hậu thuẫn là tất cả các quốc gia đều phải hạn chế mức khí thải nhà kính nhưng hai “phe” giàu nghèo bất đồng căn bản về việc “phe” nào phải chịu trách nhiệm cao nhất.

Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ phản đối việc sử dụng từ “các cam kết” vì cụm từ này thể hiện tính ràng buộc như nhau với các nước giàu và nước nghèo đồng thời không tính tới các hoạt động thả khí nhà kính từ trong quá khứ.

Các nước đang phát triển, hiện đang dựa chủ yếu và nhiên liệu hóa thạch để tăng trưởng, đổ lỗi cho các nước phương Tây vì thời gian dài trong quá khứ đã thải khí nhà kính khiến Trái Đất nóng lên và muốn các quốc gia giàu có chịu trách nhiệm lớn hơn khi giải quyết vấn đề.

Trong khi đó, phương Tây khăng cho rằng các nền kinh tế mới nổi cũng phải chia sẻ trách nhiệm cho công bằng với thực tế là Trung Quốc đang là quốc gia thải khí CO2 nhiều nhất thế giới, Ấn Độ đứng thứ tư sau Mỹ và châu Âu.

Với tình trạng thải khí nhà kính như hiện nay, các nhà khoa học cảnh báo Trái Đất có thể nóng lên tới 40C hoặc nhiều hơn nữa, dẫn tới những cơn bão, hạn hán, lũ lụt khủng khiếp và nước biến dâng làm mất đất đai khiến các nước nghèo bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

“Biến đổi khí hậu là mối đe dọa khẩn cấp và có thể nói là không thể đảo ngược với xã hội loài người, với các thế hệ tương lai và với cả hành tinh”, tuyên bố của Hội nghị cảnh báo.

“Nếu tình trạng thải khí nhà kính tiếp diễn thì tình trạng Trái Đất nóng lên sẽ nghiêm trọng hơn và dẫn tới thay đổi của khí hậu về mọi mặt”, tuyên bố Vácsava khẳng định.

Hội nghị biến đổi khí hậu LHQ đạt được thỏa thuận khiêm tốn - ảnh 2
Naderev Sano (giữa), đại biểu của Philippines, là người có bài diễn thuyết đầy cảm xúc về bão Haiyan tại Hội nghị.

Sau  nhiều giờ thương lượng căng thẳng, Hội nghị đạt được bước đột phá sau khi các quốc gia nhất trí về nội dung sơ thảo lộ trình tiến tới thỏa thuận mới về vấn đề Trái Đất nóng lên dự kiến sẽ được kí kết ở Paris vào năm 2015.

Dự kiến thỏa thuận Paris sẽ có hiệu lực từ năm 2020 buộc tất cả các quốc gia phải hạn chế việc thải khí nhà kính gây ô nhiễm không khí thông qua việc đốt than, dầu và khí.

Nhưng có vẻ đó không phải là mục tiêu đơn giản.

“Các cuộc thương lượng căng thẳng cho thấy các quốc gia có những khác biệt nghiêm trọng về những vấn đề khó liên quan tới thỏa thuận về khí hậu sẽ kí ở Paris năm 2015”, nhà phân tích khí hậu Alden Meyer của “Liên đoàn các nhà khoa học quan tâm” nhận xét.

Một bất đồng khác là vấn đề tài chính.

Các quốc gia đang phát triển muốn các nước giàu thực hiện lời hứa tăng quĩ bảo vệ khí hậu từ 10 tỷ USD trong giai đoạn 2010-2012 lên tới 100 tỷ USD vào năm 2020.

Khối các nước đang phát triển cũng tìm kiếm thêm trợ giúp trong ngắn hạn. Hôm qua, trong phút chót, Trung Quốc và nhóm 77 quốc gia đang phát triển cam kết đến năm 2016 sẽ tài trợ 77 tỷ USD mỗi năm cho quĩ.

Do đang phải vật lộn với khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các quốc gia phát triển tỏ ra lo ngại về việc thực thi kế hoạch tài trợ dài hạn hay ngắn hạn cho quĩ bảo vệ khí hậu.

“Đáng lẽ đây phải là hội nghị về tài chính. Những gì chúng ta nhận được quá nhỏ bé”, nhà thương lượng Bangladesh Qamrul Chowdhury nói.  

Các nhà thương lượng cũng nhất trí được về cơ chế “tổn thất và thiệt hại” giúp giải quyết các vấn đề khí hậu trong tương lai. 

Lê Dung

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !