Hội đồng quản trị của TPBank gồm những ai?

TPBank được thành lập bởi 5 cổ đông lớn là Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji, Tập đoàn FPT, MobiFone, Tổng CTCP Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare) và Tập đoàn tài chính SBI Ven Holding Pte.Ltd Singapore.

Trong số đó, Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji  và các cổ đông liên quan nắm giữ 20% cổ phần của TPBank. Doji là công ty do ông Đỗ Minh Phú thành lập và là Chủ tịch HĐQT giai đoạn 1994 – 2018. Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) có hiệu lực kể từ ngày 15/01/2019, Chủ tịch HĐQT của ngân hàng không được phép làm Chủ tịch HĐQT ở một tổ chức kinh tế khác.

Do đó, ông Đỗ Minh Phú đã lựa chọn làm Chủ tịch HĐQT tại TPBank, vị trí ông đảm nhiệm từ năm 2012 đến nay, đồng thời rút lui khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT của Doji kể từ năm 2019. Tuy nhiên, sau khi rời ghế Chủ tịch HĐQT Doji theo cách “kỹ thuật”, ông Phú đảm nhiệm vai trò Chủ tịch “Hội đồng sáng lập” tại tập đoàn này.

Theo giới thiệu của TPBank, Chủ tịch HĐQT Đỗ Minh Phú là cử nhân Đại học Bách Khoa Hà Nội, khoa Vô tuyến Điện tử. Ông Phú hiện đảm nhiệm vai trò Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam; Phó chủ tịch Hội doanh nhân Tư nhân Việt Nam; Phó chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Mỹ.

Ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch HĐQT TPBank. Ảnh: TPBank.

Ngoài Chủ tịch Đỗ Minh Phú, Hội đồng quản trị TPBank gồm có các thành viên sau:

Ông Đỗ Anh Tú - Phó chủ tịch HĐQT

Ông Đỗ Anh Tú là em trai của Chủ tịch Đỗ Minh Phú. Trước khi gia nhập TPBank, ông Tú được biết đến là người khởi nghiệp và thành công với thương hiệu băng vệ sinh Diana.

Hiện ông Tú đồng thời là Tổng Giám đốc Công ty CP Diana sau khi công ty này được mua lại bởi Tập đoàn Unicharm, Nhật Bản.

Ông Tú được biết đến là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực quản trị thương hiệu và marketing. Ông từng được nhận Bằng khen của Thống đốc NHNN năm 2013 cho những thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015”.

Ông Tú đã bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ tại Đại học Kỹ thuật Praha, Cộng hòa Séc.

Ông Đỗ Anh Tú theo giới thiệu của TPBank.

Ông Lê Quang Tiến – Phó Chủ tịch HĐQT

Ông Lê Quang Tiến là một trong những sáng lập viên và là Chủ tịch HĐQT đầu tiên của TPBank. Hiện ông Tiến đồng thời là thành viên Hội đồng sáng lập FPT.

Năm 2013, ông Tiến cũng được nhận bằng khen của Thống đốc NHNN cho những thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”.

Ông Tiến tốt nghiệp khoa Vật lý, Đại học Tổng hợp Kishinev State University và khoa Quản trị kinh doanh cao cấp tại Đại học Amos Tuck (Hoa Kỳ).

Gần đây ông Tiến không còn xuất hiện thường xuyên trên mạng xã hội Facebook. Trước đó, ông được cộng đồng mạng yêu mến với những câu chuyện kể dí dỏm dưới những cái tên như: “M.T”, “M.C”, “N.V.B”.

Ông Lê Quang Tiếntheo giới thiệu của TPBank.

Ông Shuzo Shikata - Phó chủ tịch HĐQT

Ông Shuzo Shikata hiện giữ chức vụ Trưởng phòng Phát triển kinh doanh dịch vụ tài chính nước ngoài của Tập đoàn SBI Holding, Inc và đồng thời đảm nhiệm vị trí thành viên HĐQT của công ty cổ phần quản lý quỹ FPT.

Ông Shuzo Shikata tốt nghiệp cử nhân Kinh Tế, Trường Đại học Ritsumeikan, Nhật Bản.

Ông Shuzo Shikatatheo giới thiệu của TPBank.

Bà Nguyễn Thu Hà -  Thành viên Hội đồng Quản trị

Trước khi về TPBank, bà Nguyễn Thu Hà từng đảm nhận các vị trí quan trọng như: Phó tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Chủ tịch Công ty chứng khoán Vietcombank, Chủ tịch Hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam thuộc Hiệp hội ngân hàng Việt Nam. 

Bà Nguyễn Thu Hà là Thạc sỹ Quản trị kinh doanh - Đại học Georgetown, Washington DC, Hoa Kỳ.

Bà Nguyễn Thu Hàtheo giới thiệu của TPBank.

Bà Đỗ Thị Nhung - Thành viên HĐQT

Trước khi gia nhập TPBank, bà Đỗ Thị Nhung từng đảm nhiệm chức vụ Phó vụ trưởng- Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Bà Đỗ Thị Nhung là cử nhân kinh tế Học viện Ngân hàng.

Bà Đỗ Thị Nhung theo giới thiệu của TPBank.

Ông Phạm Công Tứ - Thành viên HĐQT

Ông Phạm Công Tứ được giới thiệu là một chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực tài chính và bảo hiểm. Hiện nay, ông Phạm Công Tứ đang là Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam - Vinare.

Ông Tứ là thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Học viện Kinh doanh, Vương quốc Bỉ và cử nhân Tài chính - kế toán, Đại học Tài chính Kế toán, Hà Nội.

Ông Phạm Công Tứ theo giới thiệu của TPBank.

Ông Eichiro So - Thành viên HĐQT

Ông Eichiro So hiện đang là Giám đốc đại diện của Công ty TNHH Chứng khoán Trực tuyến SBI Thai. 
Ông Eichiro So tốt nghiệp thạc sỹ kinh doanh của Trường Đại học Hitotsubashi.

Ông Eichiro So theo giới thiệu của TPBank.

Hội đồng quản trị TPBank. Nguồn: Báo cáo quản trị năm 2018.

TPBank là một trong số ít ngân hàng có Tổng giám đốc không phải là thành viên HĐQT. Ông Nguyễn Hưng được bổ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc TPBank từ tháng 07/2012. Ông Nguyễn Hưng tốt nghiệp Học viện Ngân hàng và là thạc sĩ Quản trị kinh doanh chuyên ngành Thương mại điện tử, North Central University, Hoa Kỳ.

Ông Nguyễn Hưng từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quản lý chủ chốt như: Tổng giám đốc VPBank từ 04/2009 đến 06/2012, giữ nhiều chức vụ quản lý tại Techcombank trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2009.

Ngân Giang
Từ khóa: TPBank HĐQT TPBank

Loại quả đặc sản Sơn La dân hái không kịp bán, ở Hà Nội đắt nhất giá 1 triệu/kg

Trên rẻo cao huyện miền núi của tỉnh Sơn La, người nông dân tất bật thu hái những trái dâu tây chín đỏ, căng mọng. Quả đặc sản này đang đổ về Hà Nội với giá bán cao ngất ngưởng, có loại lên tới 1 triệu đồng/kg.

Ngân hàng thẩm định giá để rao bán khoản nợ gần 500 tỷ đồng của 'đại gia vàng'

Agribank Chi nhánh 4 đang thông báo chào phí thẩm định giá toàn bộ khoản nợ của CTCP Kinh doanh đá quý và trang sức Đức Tiến, tại Agribank chi nhánh 4 để làm cơ sở xác định giá khởi điểm bán đấu giá công khai khoản nợ của 'đại gia vàng' này.

'Khẩu vị' LPBank, bầu Thụy đang rót tiền vào những đích ngắm nào?

Liên tiếp các động thái gần đây cho thấy LPBank do bầu Thụy làm Chủ tịch HĐQT đang đặc biệt quan tâm đến các lĩnh vực bất động sản, năng lượng, và nông nghiệp thông qua các “Thoả thuận hợp tác toàn diện”.

Tôm hùm bông 2.000 tỷ khó xuất sang Trung Quốc: Người nuôi kêu cứu khẩn cấp

Tôm hùm bông cho doanh thu khoảng 2.000 tỷ đồng một năm. Thế nhưng, người nuôi đang điêu đứng, kêu cứu khẩn cấp do xuất khẩu sang Trung Quốc ách tắc, vùng nuôi không phù hợp, thời gian kiểm dịch con giống nhập khẩu chưa phù hợp.

Ông Tây tham vọng ươm tạo hàng chục startup triệu đô tại Việt Nam

Quan tâm đến hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam, nhưng Shark Erik không chỉ rót vốn mà còn dành đến 200-300 tiếng tham gia huấn luyện các startup ngay từ giai đoạn thai nghén dự án.

Cổ phiếu tăng nóng, Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức có quyết định bất ngờ

Sau khi công bố Công ty cổ phần Chứng khoán LPBank cùng hai nhà đầu tư mua 130 triệu cổ phiếu của Hoàng Anh Gia Lai với tổng giá trị 1.300 tỷ đồng, công ty của bầu Đức bất ngờ hủy danh sách trên với lý do "báo cáo sai sót".

Agribank - 7 năm liên tiếp vào top 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

Năm 2023, Agribank đứng vị trí thứ 6 trong danh sách 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

Giá gạo Việt lập đỉnh mới, nguồn cung toàn cầu giảm mạnh

Giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng, thiết lập đỉnh mới 663 USD/tấn. Nguồn cung gạo toàn cầu năm sau được dự báo giảm mạnh 3,6 triệu tấn so với niên vụ trước.

Một triệu tỷ bị rút và việc 'bịt tai, che mắt' của 18 cán bộ thanh tra

Bà Trương Mỹ Lan rút hàng trăm ngàn tỷ tiền mặt để làm gì? Dòng tiền mặt khổng lồ đó chảy về đâu? Đó là câu hỏi mà chắc chắn cơ quan điều tra không bỏ qua.

Hé lộ về 2 người nước ngoài giúp bà Trương Mỹ Lan rút ruột Ngân hàng SCB

Trong số những người nắm giữ vị trí quan trọng tại SCB giúp bà Trương Mỹ Lan rút tiền của ngân hàng có 2 người nước ngoài. Cả hai người này hiện đã “cao chạy xa bay” và đang bị truy nã.