Học hết lớp 9, nam sinh có nên theo nghề bếp?

Bạn Phan Đình Đạt tốt nghiệp THCS Huỳnh Khương Ninh, Q.1, TP.HCM hỏi: "Em là nam giới, rất thích nấu ăn và muốn đi vào nghề đầu bếp. Không phải em thích ăn uống mà do em muốn tìm hiểu và vận dụng những kiến thức khoa học vào việc nấu ăn để sáng tạo và cải thiện bữa ăn cho mọi người".

Nhưng khi trao đổi với bạn bè và họ tư vấn thêm thì bạn chỉ nhận được những câu nói hết sức nản lòng: “Con trai mà làm cái nghề của con gái, không sợ người ta cười à?”. Bạn nói: "Nghe vậy, em rất buồn nhưng chẵng lẽ vì thế mà em chọn nghề khác? Em đang có dự định theo học trường trung cấp nghề sau khi tốt nghiệp THCS".

Học hết lớp 9, nam sinh có nên theo nghề bếp? - ảnh 1

Sinh viên trường TCN Việt Giao trong giờ học thực hành chế biến món ăn.

Thầy Nguyễn Thành Đông, trường trung cấp nghề Việt Giao trả lời: Chưa có sự phân biệt nào để nói rằng đầu bếp là nghề của con gái, không phải nghề của con trai. Nhà ẩm thực tài ba Yan Can Cook là một ví dụ điển hình. Nếu em đã đam mê, và thích học nghề đầu bếp, thì em cứ theo đuổi. Đừng vì những lời nói khách quan mà chọn nghề khác không phù hợp với năng lực của em. “Đầu bếp” là cách gọi nôm na, khiêm nhường. Thực ra, nghề này rất cao quý. Đó là nghề kỹ thuật dinh dưỡng, kỹ thuật chế biến các món ăn cho nên nghề này không chỉ đòi hỏi sự khéo tay, còn đòi hỏi việc vận dụng trí não một cách sáng tạo trong các lĩnh vực tư duy kỹ thuật, tư duy khoa học về phương diện chế biến và bảo quản thực phẩm dinh dưỡng. Hàng ngày, trên các show truyền hình đều có giới thiệu các vị vua bếp, nổi tiếng trên thế giới, và hầu hết đều là nam giới chiếm số đông. Nếu bạn theo dõi, bạn sẽ học được nhiều điều bổ ích cho nghề mà bạn đang yêu thích.

Ngày trước, đây được gọi là nghề nữ công. Nhưng thật ra, đã từ lâu, nghề này không còn là độc quyền của phái nữ, mà nam giới đã tham gia, với số lượng ngày càng đông, trong đó có nhiều vị vua bếp là nam.

Như tại trường TCN Việt Giao sẽ đào tạo 4 loại hình tư duy nhằm để nâng cao năng lực tay nghề bao gồm tư duy khoa học thực nghiệm (chủ yếu: thực nghiệm hóa - sinh về dinh dưỡng, tư duy kỹ thuật công nghệ (chủ yếu: kỹ thuật dinh dưỡng trong chế biến bảo quản), tư duy văn hóa nghệ thuật (chủ yếu: văn hóa dân tộc trong ẩm thực), tư duy kinh tế đời sống (chủ yếu: kinh tế cá nhân trong dinh dưỡng).

Học hết lớp 9, nam sinh có nên theo nghề bếp? - ảnh 2

Món ăn do các sinh viên trường TCN Việt Giao chế biến.

Học hết lớp 9, nam sinh có nên theo nghề bếp? - ảnh 3

Sinh viên trường TCN Việt Giao trong đồng phục bếp.

Học hết lớp 9, nam sinh có nên theo nghề bếp? - ảnh 4
Học hết lớp 9, nam sinh có nên theo nghề bếp? - ảnh 5

Giờ học hằng ngày của sinh viên lớp Quản trị bếp ẩm thực.

Học hết lớp 9, nam sinh có nên theo nghề bếp? - ảnh 6

Chương trình truyền hình thực tế của sinh viên chuyên ngành bếp trường TCN Việt Giao.

Trường Trung cấp nghề Việt Giao (193 Vĩnh Viễn, P.4, Q.10, TP.HCM) là một trong những trường được phép tuyển sinh đối tượng tốt nghiệp THCS, học sinh trúng tuyển sẽ phải học hoàn chỉnh 6 môn văn hóa hoàn chỉnh bậc học THPT bên cạnh chuyên ngành đào tạo. Ngoài ra các ngành Quản trị khách sạn, Hướng dẫn viên du lịch, Kế toán doanh nghiệp, Quản trị dịch vụ giải trí và thể thao cũng đang được trường đào tạo. ĐT tư vấn (08) 39270278 - 38348832, đường dây nóng: 0925.357.357 - 0979.66.88.68, website: www.vietgiao.edu.vn.

Tư liệu: Việt Giao

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Đang cập nhật dữ liệu !