Hồ sơ bệnh án điện tử phải tuân thủ quy định về bảo vệ thông tin cá nhân

Theo Thông tư mới của Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử sẽ có hiệu lực từ ngày 1/3 tới, hồ sơ bệnh án điện tử phải tuân thủ việc bảo vệ thông tin cá nhân theo quy định tại Mục 2, Chương II của Luật An toàn thông tin mạng.
Hồ sơ bệnh án điện tử phải tuân thủ quy định về bảo vệ thông tin cá nhân

Theo Thông tư 46 của Bộ Y tế, giai đoạn 2019 - 2023, các cơ sở khám, chữa bệnh hạng I trở lên chủ động nâng cấp hệ thống thông tin tại cơ sở để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử (Ảnh minh họa: Internet)

Thông tư 46 của Bộ Y tế quy định về việc lập, sử dụng và quản lý hồ sơ bệnh án điện tử tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động  theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2019.

Thông tư quy định rõ, hồ sơ bệnh án điện tử được lập, cập nhật, hiển thị, ký số, lưu trữ bằng phương tiện điện tử đáp ứng các quy định của Thông tư này thì có giá trị pháp lý như hồ sơ bệnh án giấy quy định tại Điều 59 Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Cũng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, mỗi người bệnh chỉ có một mã số quản lý, lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Hồ sơ bệnh án điện tử phải đáp ứng các yêu cầu: ghi nhận toàn bộ nội dung thông tin như hồ sơ bệnh án giấy; phải có chữ ký số của người chịu trách nhiệm nội dung thông tin được nhập vào hồ sơ bệnh án điện tử; tuân thủ việc bảo vệ thông tin cá nhân theo quy định tại Mục 2, Chương II Luật An toàn thông tin mạng.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép sử dụng, lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử thay cho hồ sơ bệnh án giấy khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 46.

Bên cạnh đó, tại Thông tư mới về hồ sơ bệnh án điện tử, Bộ Y tế cũng hướng dẫn cụ thể về quản lý hồ sơ bệnh án điện tử: các loại và nội dung của hồ sơ bệnh án điện tử; lập, cập nhật hồ sơ bệnh án điện tử; lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử; sử dụng và khai thác hồ sơ bệnh án điện tử; phần mềm hồ sơ bệnh án điện tử; thông tin định danh người bệnh trong hồ sơ bệnh án điện tử; bảo mật và tính riêng tư của hồ sơ bệnh án điện tử.

Trong đó, về bảo mật và tính riêng tư của hồ sơ bệnh án điện tử, Thông tư 46 quy định, việc truy cập, chia sẻ thông tin trong hồ sơ bệnh án điện tử cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này và các quy định liên quan khác của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được yêu cầu phải có biện pháp kiểm soát truy cập của người dùng gồm xác thức người dùng, phân quyền người dùng theo từng vai trò công việc, thiết lập khoảng thời gian giới thiệu cho phép người dùng truy cập vào phần mềm; bảo vệ, ngăn chặn việc truy cập trái phép vào hồ sơ bệnh án điện tử; phương án hoặc quy trình phục hồi dữ liệu trong trường hợp có sự cố; phương án phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và loại bỏ phần mềm độc hại.

Việc liên thông, trao đổi dữ liệu hồ sơ bệnh án điện tử giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được mã hóa trong quá trình trao đổi. Thông tin khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh cũng phải được mã hóa theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Phần mềm hồ sơ bệnh án điện tử có khả năng ghi vết tất cả các giao dịch, tương tác của người dùng trên phần mềm hồ sơ bệnh án điện tử gồm ngày, thời gian khi xem, nhập mới, chỉnh sửa, hủy, khôi phục dữ liệu, thông tin trong hồ sơ bệnh án điện tử.

Về lộ trình triển khai bệnh án điện tử, Thông tư 46 nêu, giai đoạn 2019 - 2023, các cơ sở khám, chữa bệnh hạng I trở lên chủ động nâng cấp hệ thống CNTT tại cơ sở để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử theo quy định tại Thông tư này; các cơ sở khám, chữa bệnh khác căn cứ vào nhu cầu, năng lực thực tế để chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc triển khai hồ sơ bệnh án điện tử và triển khai hồ sơ bệnh án điện tử khi đáp ứng các yêu cầu quy định tại Thông tư này.

Giai đoạn 2024 – 2028, tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Bộ ngành khác chưa triển khai được hồ sơ bệnh án điện tử thì phải có văn bản báo cáo Bộ Y tế; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa triển khai được hồ sơ bệnh án điện tử phải có văn bản báo cáo Sở Y tế.Văn bản báo cáo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải nêu rõ lý do, lộ trình triển khai hồ sơ bệnh án điện tử nhưng phải hoàn thành trước ngày 31/12/2030.

Bộ Y tế giao Cục CNTT chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền và Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Thông tư quy định hồ sơ bệnh án điện tử trên phạm vi toàn quốc; đồng thời công bố các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử thay cho lưu trữ hồ sơ bệnh án giấy; lưu trữ và truyền tải hình ảnh thay cho việc in phim và lưu trữ thông tin xét nghiệm thay cho việc in  giấy trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế và trang thông tin điện tử của Cục CNTT tại địa chi: http://ehealth.gov.vn.

Theo số liệu của Văn phòng Chính phủ, tính đến giữa năm ngoái, Bộ Y tế đã đưa vào vận hành hệ thống bệnh án điện tử tại 3 bệnh viện Trung ương gồm Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viên Nhi Trung ương và 1 bệnh viện tuyến tỉnh là Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh.

M.T

Xếp hạng các nước có số ca bệnh tiểu đường cao nhất: Vị trí của Việt Nam

Số ca bệnh tiểu đường ở Việt Nam chiếm khoảng 6% dân số (nhóm 20 tới 79 tuổi), đứng thứ 141 trên thế giới.

Cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe cho người lao động tại Ajinomoto Việt Nam

Bên cạnh việc triển khai các dự án giúp cải thiện dinh dưỡng cho cộng đồng, Ajinomoto Việt Nam cũng chú trọng đầu tư cho các hoạt động giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của người lao động tại công ty.

Dấu hiệu đau tim xuất hiện trước một tháng

Các vấn đề về hô hấp có thể là dấu hiệu sớm cho thấy cơn đau tim sắp xảy ra.

Hy hữu ở Việt Nam: 40 năm mang cơ quan sinh dục cả nam và nữ

Người bệnh có hình thể là nữ, có buồng trứng, có âm vật và tinh hoàn ẩn ở vùng bẹn trái. Sau gần 40 năm không can thiệp, bệnh nhân bất ngờ phát hiện bị ung thư tinh hoàn.

Số ca mắc ung thư ở Việt Nam tăng, chuyên gia chỉ 5 lý do

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau bệnh tim mạch. Mỗi năm, thế giới có khoảng 19 triệu người mắc ung thư, trong đó Việt Nam là 182.000 ca.

Lý do măng cụt được ví là 'nữ hoàng' trái cây

Không chỉ là loại trái cây ngon, măng cụt còn là một dược liệu quý giá trong phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Liệt tứ chi, cuộc sống phụ thuộc vào máy thở vì thuốc lá

Khói thuốc lá là thủ phạm gây ra nhiều bệnh lý từ ung thư tới tim mạch, hô hấp. Hút thuốc lá gây nghiện rất khó cai.

Đau đầu nhiều năm, phát hiện khối u ở não to hơn quả trứng vịt

Người phụ nữ ở TP.HCM mang khối u ở màng não to hơn quả trứng vịt, có rất nhiều mạch máu nuôi.

Thuế thuốc lá thấp khiến tỷ lệ người hút thuốc cao

Nhân Ngày thế giới không thuốc lá (31-5) và Tuần lễ quốc gia không khói thuốc (diễn ra từ 25 đến 31-5), các chuyên gia lại một lần nữa nhấn mạnh, cần phải có những giải pháp tối ưu trong phòng, chống tác hại thuốc lá để bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Bốn cách được quảng cáo giúp giải độc gan nhưng có thể làm hại bạn

Theo bác sĩ, các phương pháp giải độc gan không giúp cải thiện chức năng gan, trong khi có thể dẫn tới nhiều tác dụng có hại cho cơ thể.

Đang cập nhật dữ liệu !