“Hô biến” nhân viên tạp vụ lên làm bác sĩ: Có gì mà làm quá
Bà N. ngồi giữa chịu trách nhiệm đo mạch, huyết áp. |
Tuy nhiên, nhiều bác sĩ lại cho rằng hành động này cũng không có gì là ghê gớm và nhiều khi báo chí làm quá.
Sau chia sẻ của đại diện Sở Y tế Bình Dương, trường hợp nhân viên tạp vụ đứng ra cân đo cho công nhân khi khám sức khỏe định kỳ cũng không có gì là “ghê gớm”. Với các loại máy đo huyết áp điện tử thì người bình thường cũng có thể tự cân đo và ghi vào sổ khám bệnh của mình. Nhân viên tạp vụ này chỉ sai là mặc áo blue trắng, áo của nhân viên y tế.
Trước ý kiến này, chị Lưu Thị Thủy, Hà Nội cũng cho rằng thực ra nếu chỉ cân đo đong đếm thì cũng không có gì ảnh hưởng tới công nhân vì bản thân chị Thủy cho biết khi đi khám sức khỏe ở một số nơi, cần có sổ y bạ ghi huyết áp và cân nặng thì nhân viên lễ tân ra cân, đo và ghi vào sổ giúp. Nếu trường hợp biên chế, nhân viên không đủ mà bà N. bị điều đi phụ việc thì cũng không nên kết tội họ.
Bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội cho biết câu chuyện gây tranh cãi khi bà N.T.K.N. được điều đi để thực hiện công việc đo mạch, huyết áp thì cũng không nên quá gay gắt với họ. Thực tế, việc đo huyết áp không phải ở đâu bác sĩ cũng đủ để làm việc này và họ thao tác đo huyết áp để ghi vào sổ sách cho bác sĩ là người đưa ra chẩn đoán ban đầu cũng như đưa ra các xét nghiệm, theo dõi tiếp theo.
Dư luận dậy sóng với trường hợp bà N. và cho rằng đây là hành vi vô đạo đức, coi thường sức khỏe của công nhân cũng không hẳn. BS Phúc chia sẻ bản thân nhiều đoàn từ thiện cũng không hoàn toàn bác sĩ vẫn có những nhân viên phụ việc. Để khỏi lẫn với người dân, đoàn tới khám có thể mặc tạm áo để họ dễ nhận dạng.
Việc mặc áo blue cũng không sai vì họ chỉ khoác vào quan trọng nhất là biển tên họ không có, không làm giả. Trường hợp bà N. mặc áo blue, đeo biển tên bác sĩ mới vi phạm đạo đức. Qua hình ảnh cho thấy bà N. không đeo biển tên, chỉ mặc tạm áo nhân viên y tế. Điều này cũng không hẳn là sai trái bởi vì ngay kể cả những người ngoài ngành đôi khi vào viện cũng phải mặc quần áo của bác sĩ.
Một bác sĩ sau khi đọc thông tin này cũng chia sẻ rằng việc cân, đo chiều cao, đo huyết áp trong khám sức khỏe là chuyện tương đối đơn giản hiện nay các máy đo huyết áp đều thực hiện tự động các thao tác đo, không như ngày xưa cần phải là bác sĩ hoặc y tá có chuyên môn biết sử dụng 'ống nghe' để thao tác cho nên nếu sử dụng bác sỹ thì không đủ bác sĩ để làm. Vì họ chỉ cần đo lấy số liệu thôi mà, việc đánh giá kết quả sẽ có bác sỹ chuyên khoa thực hiện. Khi để nhân viên tạp vụ ở vị trí này gây bất bình cho dư luận. Nếu một người có trình độ phổ thông, được huấn luyện sử dụng thiết bị không làm dọn dẹp sẽ khiến dư luận bớt “nổi sóng” hơn.