Hilary Clinton: Từ đệ nhất phu nhân đến chiếc ghế Tổng thống Mỹ

Cuộc chạy đua trở thành Tổng thống Mỹ đang diễn ra hết sức quyết liệt. Với việc cựu Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton đang dẫn trước tỷ phú D. Trump một tỷ lệ nhất định, không loại trừ khả năng nước Mỹ sẽ có nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử.
Hilary Clinton: Từ đệ nhất phu nhân đến chiếc ghế Tổng thống Mỹ - ảnh 1

Ứng cử viên Tổng thống Mỹ thuộc Đảng Dân chủ Hilary Clinton

Hãng thông tấn TASS của Nga đã điểm lại những mốc cơ bản trong con đường chính trị của bà Hilary Clinton, bắt đầu từ đệ nhất phu nhân đến có thể trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

1.Khởi đầu sự nghiệp chính trị

Có thể nói, giai đoạn học đại học chính là bước khởi đầu cho sự nghiệp chính trị rạng rỡ sau này của bà Hilary Clinton.

Trong giai đoạn 1965-1969, bà Hilary Clinton học tại Đại học Phụ nữ tư nhân Wellesley thuộc bang Massachusets, chuyên ngành Khoa học Chính trị và nhận bằng cử nhân luật.

Năm 1973, Hilary Clinton tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Yale và nhận bằng Tiến sỹ Luật. Bà gặp ông Bill Clinton, chồng bà, tại ngôi trường này. Sau khi tốt nghiệp, bà Hilary làm tư vấn viên luật tại Quỹ Bảo vệ trẻ em ở Cambridge, bang Massachusets và đến năm 1974 làm việc tại Ủy ban Luật thuộc Hạ viện Mỹ tại Washington.

2.Đệ nhất phu nhân Thống đốc bang Arkanzas

Việc quen biết với Bill Clinton tại Đại học Tổng hợp Yale có thể coi là duyên cớ đưa Hilary Clinton vào hãng ngũ giới tinh hoa chính trị của Mỹ. Hilary và Bill Clinton làm lễ cưới vào năm 1975.

Sau đó, gia đình này chuyển đến Litle-Roc, thủ phủ bang Arkanzas, nơi Bill Clinton làm Tổng Công tố viên (1977-1978), còn Hilary Clinton giảng dạy tại Khoa Luật Đại học Tổng hợp Yale, đồng thời làm luật sư.

Năm 1978, Bill Clinton được bầu làm Thống đốc bang Arkanzas và giữ cương vị này trong vòng 12 năm (1979-1981 và 1983-1993), đưa bà Hilary trở thành đệ nhất phu nhân của Thống đốc.

3.Người bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em

Với tư cách là phu nhân Thống đốc bang Arkanzas, bà Hilary Clinton rất tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội và tập trung vào các vấn đề về trẻ em, y tế và giáo dục.

Năm 1980, bà Hilary Clinton sinh hạ cô con gái Chelsea. Việc sinh đẻ và chăm sóc con gái buộc bà Hilary phải tạm xa sự nghiệp luật sư. Tuy nhiên, đến cuối những năm 1980, bà Hilary vẫn nổi lên như là một trong những luật sư tốt nhất nước Mỹ khi trong năm 1988 và 1991, tạp chí National Law Journal bầu bà Hilary Clinton vào top 100 luật sư có ảnh hưởng nhất nước Mỹ.

4.Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ

Sau khi ông Bill Clinton được bầu làm Tổng thống Mỹ vào năm 1992, bà Hilary Clinton đã trở thành đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ. Theo đề nghị của chồng, bà Hilary Clinton phụ trách Ủy ban hoạt động về soạn thảo cải cách y tế.

Sau đó, bà Hilary Clinton dành nhiều sự quan tâm đến hoạt động bảo vệ lợi ích của phụ nữ và trẻ em. Vấn đề này thường xuyên được bà đưa ra bình luận, trao đổi trong chương trình với tên gọi “Let’s talk” trên trang web của Nhà Trắng.

5.Các vụ bê bối

Giai đoạn cầm quyền Tổng thống của ông Bill Clinton được đánh dấu bằng hàng loạt bê bối. Năm 1994 là các cuộc điều tra hình sự về vụ việc với tập đoàn Whitewater của bang Arkanzas: bà Hilary Clinton bị nghi ngờ có liên quan đến các hoạt động trái pháp luật để huy động tài chính nhưng sau đó các cơ quan pháp luật không tìm ra cơ sở để buộc tội.

Vụ bê bối đình đám khác là bê bối tình dục giữa ông Bill Clinton với nữ thực tập sinh Nhà Trắng Monica Lewinsky. Khi đó bà Hilary Clinton, dù rất tức giận, nhưng vẫn tuyên bố rằng tha thứ cho chồng mình.

Khi đó có nhiều dư luận cho rằng bà Hilary Clinton hành xử như vậy là do bà có những tham vọng chính trị riêng của mình. Dù sao chăng nữa thì hiện nay, ông Bill Clinton cũng đang tham gia rất tích cực vào hầu hết các hoạt động để có thể giúp đỡ bà Hilary Clinton trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng với tỷ phú Donald Trump.

6.Thượng nghị sỹ

Ông Bill Clinton rời Nhà Trắng vào năm 2001. Sau sự kiện này, bà Hilary Clinton chính thức bắt đầu sự nghiệp chính trị của riêng mình trên cương vị là một Thượng nghị sỹ.

7.Những quyết định gây tranh cãi

Năm 2001, sau các vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11/9, bà Hilary Clinton đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc bắt đầu chiến dịch quân sự tại Afghanistan khi tuyên bố rằng đây là cơ hội để Mỹ thúc đẩy cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, cũng như cải thiện các điều kiện sống cho phụ nữ Afghanistan đang chịu nhiều đau khổ dưới thời chính quyền Taliban.

Năm 2002 và 2003, bà Hilary Clinton bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết cho phép Tổng thống Mỹ G.Bush (Bush con) sử dụng biện pháp quân sự để chống Iraq. Đến năm 2005, bà Hilary Clinton bỏ phiếu phản đối việc rút quân đội Mỹ khỏi Iraq.

Tuy nhiên, đến tháng 6/2014, bà Hilary Clinton đã lên tiếng thừa nhận rằng bà đã phạm sai lầm khi bỏ phiếu ủng hộ cuộc chiến ở Iraq.

Hilary Clinton: Từ đệ nhất phu nhân đến chiếc ghế Tổng thống Mỹ - ảnh 2

Ứng cử viên tiềm năng cho chức Tổng thống Mỹ thuộc Đảng dân chủ Clinton và ứng viên thuộc đảng Cộng hòa, Donald Trump

8.Chiến dịch tranh cử tổng thống đầu tiên

Năm 2007, bà Hilary Clinton tuyên bố sẽ tham gia tranh cử Tổng thống Mỹ. Mặc dù nhận được sự ủng hộ của không nhỏ cử tri khi liên tục dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dư luận xã hội nhưng cuối cùng, bà Hilary vẫn thất bại trước ứng cử viên Barack Obama trong việc trở thành ứng cử viên duy nhất của đảng Dân chủ tham gia tranh cử Tổng thống Mỹ.

9.Ngoại trưởng Mỹ

Sau khi trở thành Tổng thống Mỹ, ông Obama đã đề nghị bà Hilary đảm nhiệm cương vị Ngoại trưởng Mỹ, qua đó đưa bà trở thành người phụ nữ thứ ba trong lịch sử nước Mỹ đảm nhiệm cương vị này (sau bà M.Albright và C.Rice).

Trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ, bà Hilary Clinton cũng mắc phải không ít bê bối. Vụ bê bối đầu tiên xảy ra sau các sự kiện ở Bengazi khi 4 người Mỹ, trong đó có Đại sứ Mỹ tại Libya Christofer Stevens, thiệt mạng sau vụ tấn công vào Lãnh sự quán Mỹ tại Bengazi, Libya.

Thảm kịch này đã trở thành nguyên nhân khiến nhiều cuộc điều tra phải tiến hành.

Vụ bê bối thứ hai xảy ra vào tháng 3/2015 khi người ta làm rõ thông tin rằng trong giai đoạn nắm quyền Ngoại trưởng Mỹ, bà Hilary Clinton thường xuyên sử dụng email cá nhân để phục vụ công việc chung.

10.Nhà văn và nhà diễn thuyết

Sau khi rời nhiệm sở, bà Hilary Clinton bắt tay vào viết hồi ký và bắt đầu công việc diễn thuyết có tính phí. Theo báo chí, mỗi bài diễn thuyết của bà Hilary Clinton thường có giá gần 200 nghìn USD. Tài sản cá nhân của bà Hilary Clinton được Forbes đánh giá là vào khoảng 45 triệu USD.

Hilary Clinton cũng trở thành tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng như “Lời mời vào Nhà Trắng” (1999), Hồi ký “Lịch sử sống động” (2003). Cuốn sách cuối cùng tính đến thời điểm hiện tại của bà Hilary Clinton là “Sự lựa chọn khó khăn” (2014).

11.Những nỗ lực mới

Năm 2016, bà Hilary Clinton đã thành công trong việc trở thành ứng cử viên duy nhất của đảng Dân chủ tham gia vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Các nội dung chính trong cương lĩnh vận động tranh cử của bà Hilary Clinton là xóa nhòa bất bình đẳng trong thu nhập, nâng cao mức lương tối thiểu, cho phép có trả tiền lương và ủng hộ các giá trị gia đình.

Bà Hilary Clinton coi việc phổ biến vũ khí hạt nhân và các vật liệu có thể rơi vào tay lực lượng khủng bố là các mối đe dọa chính đối với an ninh quốc gia Mỹ.

12.Ứng cử viên chính thức

Ngày 27/7/2016, tại Đại hội toàn quốc, đảng Dân chủ đã chính thức phê chuẩn bà Hilary Clinton trở thành ứng cử viên duy nhất của đảng này tham gia chạy đua với tỷ phú Donald Trump của đảng Cộng hòa trong cuộc đua vào Nhà Trắng.

Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử 240 năm của nước Mỹ, một phụ nữ đã trở thành ứng cử viên duy nhất của một trong hai chính đảng hàng đầu nước Mỹ tham gia tranh cử tổng thống.

Trong bài phát biểu của mình tại đại hội ngày 27/7, bà Hilary Clinton cam kết với cử tri rằng họ sẽ không phải tiếc nuối bất cứ điều gì nếu như bầu cho bà trong cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào tháng 11 tới.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn từ Tass.

Đức Dũng (Lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !