Hiệu thuốc chặt chém giá gấp hàng chục lần: Phải rút phép vĩnh viễn dược sĩ đứng tên, thay vì phạt 'phủi bụi' rồi cho tồn tại
Xử lý nhà thuốc chặt chém, uy hiếp khách cần tăng nặng mức độ, không thể chỉ phạt hành chính vài triệu như hiện nay. Tước giấy phép vĩnh viễn với dược sĩ đứng tên nhà thuốc vi phạm… Đối tượng uy hiếp khách phải bị xử lý hình sự
Hiệu thuốc nâng khống giá hàng chục lần, chặt chém người bệnh giữa Hà Nội
Nhà thuốc số 3 Bạch Mai (địa chỉ 167 Giải Phóng), đối diện cổng bệnh viện Bạch Mai bán nhiều loại thuốc theo đơn với giá cao gấp 7-13 lần giá thị trường, 'cắt cổ' người bệnh không thương tiếc ngay giữa Hà Nội.
Trao đổi với PV Infonet về tình trạng nhà thuốc có tên Bạch Mai 3 (địa chỉ 167 đường Giải Phóng, Hà Nội) tự nhận là nhà thuốc của Bệnh viện Bạch Mai, nâng khống giá thuốc hàng chục lần, chặt chém người bệnh, luật sư Nguyễn Quốc Hưng (Công ty luật HTC Việt Nam) - Đoàn Luật sư Hà Nội, cho rằng, đây là hành vi bất nhân, đáng lên án của những người bán thuốc.
Người bệnh vốn đã phải chịu nhiều chi phí khi đi khám chữa bệnh, mua thuốc cũng bị “cắt cổ” bởi các nhà thuốc bất nhân. Hành vi của này nếu không xử lý nghiêm minh sẽ tạo tiền lệ xấu, làm méo mó đi giá trị của của ngành y tế vốn đã quá nhiều “vết đen” trong thời gian vừa qua.
Luật sư Nguyễn Quốc Hưng cho rằng, hành vi chặt chém khách hàng, nâng giá thuốc ở mức “cắt cổ” thậm chí uy hiếp cả người mua hàng khi phát hiện bán giá thuốc quá cao cần phải được xem xét xử lý ở mức tăng nặng hình phạt.
'Nếu chỉ xử lý hành chính, sẽ dẫn đến tình trạng chấp nhận phạt để tồn tại. Nhà thuốc chấp nhận nộp phạt vài chục triệu đồng để tiếp tục được bán hàng và tiếp tục 'cắt cổ' khách.
Như thế, sẽ tiếp tục có nhiều người bệnh phải oằn lưng chi trả thêm một phần chi phí cho thuốc men mà không biết mình bị lừa.
Do đó, Luật sư Nguyễn Quốc Hưng kiến nghị cần sự điều chỉnh luật như: tăng nặng hình thức, mức độ xử phạt. Không thể chỉ phạt vài triệu như quy định hiện nay. Tước giấy phép vĩnh viễn với những dược sĩ đứng tên nhà thuốc có vi phạm… Như vậy mới có thể đủ nghiêm khắc răn đe những chủ nhà thuốc vì tiền bất chấp lương tâm.
Theo Luật sư Nguyễn Tuấn Anh, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, các đối tượng (nhà thuốc - PV) đã lợi dụng, tranh thủ sự hiểu biết hạn chế của người dân để trục lợi, nâng giá lên cao, thu lợi. Hành vi vi phạm này rất đáng lên án và cần phải nghiêm trị. Các khách hàng mua thuốc là những người bệnh/hoặc người nhà bệnh nhân đa phần khó khăn, nghèo khó. Do vậy, chỉ có xử lý nghiêm mới có tác động răn đe.
Viện dẫn các quy định của pháp luật, luật sư Nguyễn Anh Tuấn cho biết, khoản 3 và khoản 4 Điều 107 Luật dược 2016 quy định về các biện pháp quản lý giá thuốc phải kê khai giá thuốc trước khi lưu hành trên thị trường và kê khai lại khi thay đổi giá thuốc. Nêm yết công khai tại nơi bán thuốc.
Việc cơ sở kinh doanh tự ý “nâng giá”, không chấp hành giá do cơ quan, người có thẩm quyền quyết định thì cơ sở kinh doanh có thể bị cơ quan chức năng lập biên bản và tiến hành xử phạt vi phạm hành chính. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá do cơ quan, người có thẩm quyền quyết định.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng toàn bộ tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định. Trong trường hợp khó hoặc không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước.
Nhà thuốc Hà Linh (102 Giải Phóng) uy hiếp, chửi bới, mạt sát, bao vây đe dọa hành hung khi người mua đem trả thuốc bị mua với giá ''chặt chém'' |
Bên cạnh phạt tiền còn có hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, chứng chỉ hành nghề dược, đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hoàn trả cho người mua hoặc người bán toàn bộ số tiền chênh lệch. Trường hợp không hoàn trả được thì nộp vào ngân sách nhà nước.
Đối với hành vi uy hiếp người mua thuốc khi người mua yêu cầu trả tiền vì bị mua thuốc với giá chặt chém 'cắt cổ', luật sư Nguyễn Anh Tuấn phân tích, hành vi bắt, giữ người trái pháp luật hơn 2 giờ đồng hồ là hành vi ngăn cản, tước đoạt sự tự do dịch chuyển thân thể của người khác trái với quy định của pháp luật, có dấu hiệu cấu thành ''Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật'' được quy định tại Điều 157 Bộ luật Hình sự 2015.
“Các đối tượng cố ý thực hiện hành vi khống chế người khác để tạm giam họ. Việc khống chế này có thể dùng vũ lực hoặc các biện pháp đe dọa để nhốt người bị bắt vào một nơi trong nhà, không cho người bị bắt đi đâu vượt ra ngoài sự kiểm soát của các đối tượng trong một khoảng thời gian ngắn trái pháp luật đã xâm phạm đến quyền tự do thân thể của công dân được pháp luật bảo vệ”, luật sư nêu quan điểm.
Nhà thuốc uy hiếp, 'không cho con này thoát' khi khách đem trả thuốc mua giá chặt chém
Nhà thuốc chửi bới, uy hiếp khách 'mày không đi khỏi đây được đâu, con súc vật' khi khách mang trả thuốc đã mua với giá chặt chém.
Hiệu thuốc nâng khống giá hàng chục lần giữa Hà Nội: Sở Y tế lập tức kiểm tra, xử lý!
Sau khi tiếp nhận phản ánh từ Infonet, Thanh tra Sở Y tế đã tiến hành thanh kiểm tra, phát hiện nhiều lỗi tại nhà thuốc Bạch Mai số 3. Hiện đơn vị này đang tiến hành các bước xử lý theo quy định.
Hiệu thuốc nâng khống giá hàng chục lần, chặt chém người bệnh giữa Hà Nội
Nhà thuốc số 3 Bạch Mai (địa chỉ 167 Giải Phóng), đối diện cổng bệnh viện Bạch Mai bán nhiều loại thuốc theo đơn với giá cao gấp 7-13 lần giá thị trường, 'cắt cổ' người bệnh không thương tiếc ngay giữa Hà Nội.
N. Huyền