Hệ thống turbine nghìn tỷ bất động trên cánh đồng lộng gió ở Ninh Thuận

Không kịp thi công đưa vào vận hành dự án trước 1/11/2021, nhiều turbine điện gió tại Ninh Thuận đến nay vẫn ngừng quay. Nhà đầu tư như ngồi trên đống lửa vì không bán được điện, gánh nặng tài chính mỗi ngày thêm căng thẳng.
Với kiểu khí hậu đặc trưng khô nóng quanh năm, lượng mưa ít nhất cả nước, Ninh Thuận từ lâu đã trở thành "thủ phủ" về điện gió. 
Tuy nhiên, ở dọc quốc lộ 1A đoạn ngang qua Ninh Thuận là cảnh hàng chục turbine gió, với mỗi turbine lên đến trăm tỷ đứng im, phơi mưa nắng suốt hơn 1 năm nay. Sự lãng phí nguồn lực được cho là rất lớn.

 

Dự án của Công ty CP Điện gió Hanbaram (Ninh Thuận) là một trong những dự án bị chậm giá ưu đãi (FiT). Do chưa đưa vào vận hành trước khi giá FiT hết hiệu lực vào 31/10/2021, nên hơn 20 turbine của dự án này không thể quay, không được bán điện cho EVN. 

Nhà máy điện gió Hanbaram có công suất 117MW với 29/29 trụ turbine, khởi công từ tháng 10/2020, đến ngày 31/10/2021 đã lắp đặt và kết nối 29/29 trụ turbine; hoàn thành toàn bộ đường dây và trạm biến áp để sẵn sàng đấu nối lên hệ thống lưới điện quốc gia. 

Tuy nhiên do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, chỉ 6/29 trụ (20% công suất) của nhà máy được công nhận vận hành thương mại (COD) vào thời điểm 31/10/2021 để hưởng giá ưu đãi theo Quyết định 39/2018/QĐ-TTg, còn 23 trụ (80%) đã hoàn thành nhưng chưa được công nhận COD do Quyết định 39 hết thời hạn và chưa có chính sách tiếp theo. Công ty này từng có văn bản gửi đến Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành để nêu những khó khăn do dự án lỡ hẹn giá ưu đãi. 

 "Nhiều người không biết thì bảo vì trời không đủ gió nên turbine không quay nhưng thực ra không phải. Nhà đầu tư họ cho dừng từ rất lâu rồi. Thậm chí có những trụ từ khi xây xong còn chưa được hoạt động", bà Dương Tám (bên trái, sinh sống gần khu vực lắp điện gió) nói.

Cuộc đua nước rút về việc xây dựng những công trình điện gió với quy mô lớn diễn ra một vài năm trước đây. Nhiều nhà đầu tư "chậm chân", không đưa dựa án vào vận hành để hưởng giá ưu đãi đành ngậm ngùi chờ chính sách của Bộ Công Thương và Chính phủ. Hiện nay, các dự án thuộc diện này sẽ phải đàm phán giá với EVN.

Song, việc đàm phán đang gặp phải nhiều vướng mắc. Nhà đầu tư cho rằng mức giá trần để đàm phán mà Bộ Công Thương đưa ra (giá trần áp dụng cho điện gió trong đất liền là 1.587,12 đồng/kWh) là rất thấp, "cách quá xa" với mức giá ưu đãi hơn 1.900 đồng/kWh áp dụng cho dự án vận hành trước 1/11/2021.

Bởi vậy, mặc dù Bộ Công Thương đã thúc giục Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hoàn tất đàm phán với 85 chủ đầu tư dự án năng lượng sạch chuyển tiếp trước 31/3 để sớm đưa vào vận hành nhưng đến 15/4, mới có 25 nhà đầu tư gửi hồ sơ, chuẩn bị cho đàm phán giá.

Các chuyên gia cho rằng việc các doanh nghiệp mong muốn có mức giá đàm phán đảm bảo dự án có lãi là chính đáng. Tuy nhiên việc đàm phán cần trên cơ sở hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người tiêu dùng điện.

Thạch Thảo

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

Ngân hàng chưa mạnh tay phong tỏa, khóa tài khoản lừa tiền, vì sao?

Một ngân hàng lớn đã lên danh sách các tài khoản đáng ngờ suốt 3 năm nay. Từ 1/7, các ngân hàng có quyền mạnh tay quyết định phong tỏa hoặc đóng tài khoản có dấu hiệu lừa đảo.

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Khách chuyển khoản đi, tiền bị phanh lại, ngân hàng gửi tin nhắn sững sờ

Câu chuyện một khách hàng chia sẻ, khi một người nhắn tin đề nghị chuyển khoản thanh toán cho món hàng vừa ship, chị thực hiện chuyển tiền, bất ngờ giao dịch bị phanh lại cùng dòng chữ cảnh báo khiến khách vô cùng kinh ngạc.

Xác thực sinh trắc học không có nghĩa là không còn tồn tại lừa đảo

Xác thực sinh trắc học sẽ làm “sạch” tài khoản ngân hàng, ngăn chặn được mua bán hay cho thuê tài khoản. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp an toàn tuyệt đối để phòng chống lừa đảo trực tuyến.

TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup hoàn toàn mới

Tập đoàn TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup cao cấp, hoàn toàn từ thiên nhiên, được coi là một “thế hệ sữa chua mới”, với cách thưởng thức độc đáo khi kết hợp sáng tạo sữa chua sánh mịn cùng phần Top Cup (topping) để riêng mới lạ.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền sẽ giải quyết triệt để vấn nạn lừa đảo

Khi đã đăng ký xác thực khuôn mặt, nếu người dùng lỡ bị kẻ lừa đảo lấy được mã đăng nhập và mã giao dịch thì lệnh chuyển tiền đó vẫn không thể thực hiện được, do khuôn mặt xác thực không phải của chủ tài khoản.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.