Theo thông tin từ trang theo dõi đường bay trực tuyến Flight Aware, đến ngày 16-7-2014, đột nhiên đường bay thay đổi, dịch lên phía bắc, ngang qua vùng chiến sự căng thẳng.
Chiếc máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH17 của hàng không Malaysia, đang trên đường từ Amsterdam đến Kuala Lumpur đã không bao giờ về đến đích. Đây là tai nạn nghiêm trọng thứ hai của hàng không Malaysia trong năm nay, sau sự mất tích đầy bí ẩn của chuyến bay MH370 hồi tháng 3-2013. Đằng sau hai chuyến bay xấu số MH370 và MH17 đều là những câu hỏi chưa có lời giải đáp.
Đường bay chết chóc ngày 17/7 của máy bay MH17
Trong khi chờ những kết luận điều tra chính thức, chúng ta có thể thấy rằng: Chuyến bay MH17 đã gặp nạn trong một thời điểm nhạy cảm, tại một vị trí nhạy cảm. Thời điểm nhạy cảm, đó là khi đang diễn ra cuộc đàm phán cấp cao về tình hình tại Ukraine. Vị trí nhạy cảm, đó là làng Grabovo, thuộc vùng kiểm soát của tổ chức Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk, cách biên giới Nga chỉ khoảng 60km. Sự trùng hợp đến khó tin về không gian và thời gian xảy ra thảm họa hàng không này, cùng với việc có nhân chứng dưới mặt đất “nghe thấy hai tiếng nổ” làm dấy lên mối nghi ngờ về việc chuyến bay MH17 đã bị bắn hạ. Nhiều mảnh thi thể hành khách xấu số văng xa đến 15km, nhiều cuốn hộ chiếu hành khách còn nguyên vẹn không hề bị cháy, nên rất có thể máy bay đã phát nổ từ trên không (do sự cố kĩ thuật hoặc do bị bắn hạ). Giả thuyết này càng có thêm sức nặng khi nhiều quan chức chính phủ Ukraine lên tiếng cho rằng chuyến bay MH17 đã bị quân tự vệ miền Đông bắn hạ bằng tổ hợp tên lửa phòng không Buk.
Vị trí máy bay MH17 rơi
Đường bay của MH17 trong hai ngày 14 và 15-7-2014.
Đây là đường bay an toàn, đi ngang qua bán đảo Crimea, lệch về phía nam Ukraine, tránh xa vùng chiến sự.
Ngày 16-7-2014, đường bay của MH17 đột nhiên bị “nắn” lại, đi lệch lên phía bắc ngang qua vùng chiến sự
Đường bay chết chóc ngày 17-7-2014
Cho đến ngày 16-7-2014, KLM809 vẫn bay theo đường bay an toàn ngang qua bán đảo Crimea
Ngày 17-7-2014, sau thảm họa MH17, KLM809 thay đổi đường bay đi theo hướng khác nhằm tránh nguy hiểm
Một câu hỏi lớn được đặt ra, vì sao chuyến bay MH17 lại đi qua vùng chiến sự đang căng thẳng? Khi qua lãnh thổ Ukraine, tất nhiên máy bay MH17 phải bay theo sự chỉ dẫn của kiểm soát không lưu Ukraine. Theo thông tin từ trang theo dõi đường bay trực tuyến Flight Aware, những ngày trước đó, máy bay MH17 đều bay theo đường bay lệch về phía Nam, qua bán đảo Crimea. Nhưng đến ngày 16-7-2014, đột nhiên đường bay thay đổi, dịch lên phía bắc, ngang qua vùng chiến sự căng thẳng. Và đến ngày 17-7-2014 thì thảm họa xảy ra.
Để so sánh, trên cùng chặng hành trình với MH17 còn có chuyến bay KLM809 - cũng là một chiếc Boeing 777 của Hàng không Hoàng gia Hà Lan. Cho đến ngày 16-7-2014, thì KLM809 vẫn giữ nguyên hành trình bay theo hướng qua bán đảo Crimea, tránh vùng chiến sự. Còn đến ngày 17-7-2014, sau khi thảm họa MH17 xảy ra, KLM809 đã thay đổi hẳn hành trình, bay lệch hẳn lên phía bắc chứ không theo lộ trình cũ nữa, nhằm tránh rủi ro.
Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.
Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.
Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.