Hàng quán vỉa hè lo "mất nghiệp"

"Tôi thường mua nguyên liệu tại các chợ đầu mối lớn, chỉ cần tiền trao cháo múc. Trong khi các cơ quan chức năng không quản lý thực phẩm từ gốc mà bắt buộc người kinh doanh vỉa hè phải có giấy tờ về nguồn gốc hàng hóa thì thật oái oăm”.

Nhiều người bán hàng rong cho rằng, Thông tư 30 của Bộ Y tế về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm đối với thức ăn đường phố có hiệu lực, họ sẽ rơi vào cảnh “mất việc làm”.

Hàng quán vỉa hè lo
Thức ăn đường phố vẫn là lựa chọn đầu tiên của sinh viên. Ảnh TN

“Oái ăm quá!”

Theo ghi nhận của PV, hầu hết các tuyến đường của TP.HCM đều kín mít những gánh hàng rong, xe đẩy không đạt theo chuẩn như Thông tư 30 của Bộ Y tế đề ra: người bán thực phẩm đường phố phải khám sức khỏe, có giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe, có đủ nước sạch, bàn cao, hóa đơn chứng từ chứng minh xuất xứ nguyên liệu…

Chẳng hạn, tại các trường Đại học Sư phạm TP.HCM (Q.5), Đại học Giao thông Vận tải (Q.Bình Thạnh), Đại học Công nghiệp (Q.Gò Vấp), Bệnh viện Hùng Vương, Chợ Rẫy… hàng rong, bánh mì, bánh bao, hủ tíu, cháo lòng, bắp luộc… được để trên những chiếc xe đạp cũ kĩ, đôi khi chỉ là cái thúng, rồi bốc bằng tay đưa cho khách hàng.

“Mỗi ngày tôi rong ruổi khắp các ngóc ngách Sài Gòn, thu nhập cũng chỉ vài chục nghìn đồng một ngày sau khi đã trừ chi phí ăn ở, đi lại. Tối cũng chỉ dám nghỉ ngơi trong những căn phòng ổ chuột, chật chội và ẩm thẩp, miễn sao được ngả lưng vài tiếng qua đêm rồi lại chuẩn bị cho bán hàng sáng. Giờ cơ quan chức năng mà siết chặt là tôi chết chắc luôn, vì tôi già cả rồi lại có một thân một mình thì sức khỏe làm sao đảm bảo được”, cụ bà Lê Thị Nga, 80 tuổi bán hàng rong tại công viên 23/9 (Q.1) thở dài.

Chủ một tiệm hủ tiếu vỉa hè trên đường Lê Quý Đôn (Q.3) cũng cho hay: “Tôi thường mua nguyên liệu để làm thức ăn tại các chợ đầu mối lớn trên địa bàn thành phố. Những chợ này đều không có giấy tờ hàng hóa gì hết mà chỉ cần tiền trao cháo múc. Trong khi các cơ quan chức năng không quản lý thực phẩm từ gốc mà bắt buộc chúng tôi phải có giấy tờ về hàng hóa. Như vậy thật là oái oăm quá!”.

Hàng ngàn người “mất việc”?

Sau 3 ngày kể từ khi Thông tư 30 có hiệu lực (20/1/2013) không chỉ những người kinh doanh thức ăn đường phố vẫn thờ ơ và xem như không có thông tư này mà ngay cả người tiêu dùng cũng vậy. Theo bạn Nguyễn Thị Thi, sinh viên Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM, trước cổng trường lúc nào cũng đông nghịt các bà, các chị bán hàng rong và chúng đã trở thành món ăn không thể thiếu của phần lớn sinh viên trong trường. Bởi mọi trang trải của sinh viên đều phụ thuộc vào gia đình nên thường xuyên chọn những món ăn đơn giản, rẻ tiền với phương châm tiết kiệm là trên hết.

Theo Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm TP.HCM, hiện cả thành phố có hơn 28.000 điểm bán thức ăn đường phố trong đó bao gồm người nghèo thành phố, nông dân từ các tỉnh đổ về, già có, trẻ có. Vì vậy, việc quản lý thức ăn đường phố đến nay vẫn rất khó khăn.

Ông Huỳnh Lê Thái Hoà, Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm TP.HCM cho biết, cả thành phố đang phải “sống chung” với thức ăn đường phố bởi điều kiện kinh tế khó khăn bắt buộc sinh viên, người lao động nghèo phải sử dụng thức ăn đường phố. Nếu kinh tế phát triển, đời sống nhân dân đi lên thì không ai lại đi chọn thức ăn đường phố đâu.

Ông Hòa cho biết thêm, hàng rong tồn tại đã tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động phổ thông. Nếu kiểm soát quá chặt sẽ vô tình dẫn đến những hệ quả như đẩy người dân đến chỗ mất việc làm, cuộc sống của cả gia đình sẽ bị ảnh hưởng. Khi những người nghèo bị đẩy vào đường cùng, tệ nạn xã hội sẽ tăng lên. Vì vậy, UBND TP.HCM mới thông báo sẽ thực hiện miễn phí hoàn toàn chi phí cho các lớp tập huấn bán hàng rong cho người bán hàng rong. Người bán thức ăn đường phố có thể liên hệ với trạm y tế, trung tâm y tế dự phòng phường - xã nơi mình cư ngụ để có thông tin về tập huấn.

Thúy Ngà

Nữ biên tập viên về quê làm việc bị gièm pha, sau chục năm giúp cả nhà đổi đời

Bỏ việc biên tập viên, chị Lương Thy Hương mở quán bán trà sữa giữa vô vàn lời gièm pha. Sau vài năm, chị có nguồn thu nhập ổn định, góp vốn giúp chồng mở xưởng nội thất.

Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm

Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Đang cập nhật dữ liệu !