Ham chơi “Cờ phủi” mất cả xe máy

Hơn chục người đàn ông, già, trẻ chụm đầu quanh bốn bàn cờ tướng,  mấy chén trà mạn vơi dần, tiếng quân cờ va chạm nhau lách cách, tiếng ăn quân bồm bộp xen lẫn tiếng xì xào “pháo đổi xe, chiếu tướng” náo nhiệt một góc phố.

“Cờ phủi” thăng hoa

Quán nước trà ở Ngõ Trạm gần chợ Hàng Da, Hà Nội, bầy lèo tèo dăm bao thuốc, vài chiếc kẹo, quán ít có một bàn cờ tướng, nhiều có tới bốn bàn, hơn chục người đàn ông ngồi quây quần, người đăm chiêu, người chống cằm, khuôn mặt chăm chú nhìn xuống bàn cờ tướng, người ta gọi lối chơi dân dã này là "Cờ phủi". Người trẻ nhất trong nhóm “cờ phủi” này khoảng hơn 20 tuổi, lão làng trong nhóm tóc bạc, trán hói, tuổi cũng gần 70.

 
Ham chơi “Cờ phủi” mất cả xe máy - ảnh 1

 Một cảnh chơi "cờ phủi" tại phố Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân, Hà Nội. Ảnh. Xuân Hải.

Ông Nguyễn Văn Thịnh, thường gọi Thịnh “gù”, Đoàn Thị Điểm, Hà Nội, sáng nào cũng đi xe ôm lên Ngõ Trạm, chơi cờ tướng, tối lại xe ôm trở về, dân đánh cờ “ngại” nhất món “song mã” chiếu của ông, khi nào ông sử dụng tuyệt chiêu này, đối thủ coi như xong trận. Ông Thịnh bảo, dân chơi cờ vỉa hè gọi vui cách chơi này là “cờ phủi” hay cờ “giang hồ”, bởi cái thú chơi nhàn hạ, cách chơi phủi, không cầu kỳ, quán nước hay vỉa hè đều được. Dân “cờ phủi” không kể tuổi tác, già, trẻ, thân thiết, xe ôm hay cán bộ, miễn ham cờ, gặp nhau là dàn trận, so tài cao thấp ngay. 

Tương tự, khu vực hồ Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội lúc nào cũng tấp nập năm bàn cờ tướng “xung trận”. Gần 40 tay cờ đến từ các quận tại Hà Nội tựu trung nơi đây, khiến cho Hoàng Cầu nức tiếng nhiều cao thủ tụ hội so tài. Người đứng, ngồi, vài ba người một tay bê đĩa cơm, tay kia cầm quân cờ, tiếng nói, cười rôm rả cả buổi. tiếng quân cờ vang lên lách cách.

Anh Dũng, chạy xe ôm tại khu vực hồ Hoàng Cầu, Đống Đa, cho hay, dạo này nhiều cao thủ giang hồ về so tài nên anh bị thua liểng xiểng. Chơi ở đây không đánh tiền mà chủ yếu để học hỏi, rất nhiều tay cờ trong đội tuyển các quận, thành phố thậm chí quốc gia cũng đến tham gia.

Tấp nập không kém khu Hoàng Cầu, sân chơi khu tập thể Trung Tự, Hà Nội, được rất nhiều “hảo hán” ghé thăm. Lê Văn Điệp (28 tuổi) ở Khâm Thiên, được “giang hồ cờ phủi” nể trọng, bởi cách chơi táo bạo “biến công, thành thủ”, thiên biến vạn hóa, của mình.

 “Ngày nào đi làm, hết giờ em lại đảo qua quán nước chơi vài trận để giảm stress, sau bổ sung kiến thức. Đánh cờ như đứng trước trận mạc, cũng giống như người lãnh đạo, quản lý, chỉ cần tính sai một nước là thua ngay, chơi món này cũng học được tính cẩn thận”, Điệp cho hay.

Trên khắp vỉa hè các con phố, tuyến đường Hà Nội, từ vườn hoa Văn Miếu, hồ Đống Đa (Đống Đa), Chùa Vua (Hai Bà Trưng), bờ hồ Hoàn Kiếm (Hoàn Kiếm) đến ngóc ngách của tập thể Thanh Xuân (Thanh Xuân), …đều xuất hiện từng tốp chơi cờ tướng, khi trầm tư, lúc rôm rả, không kể sang, hèn một thú chơi nhàn hạ đã tồn tại từ lâu.

 “Cờ phủi” nghĩ thật giản đơn, nhưng khi vào cuộc chơi mới thấy cái thú, cái tao nhã trong khuôn khổ và luật riêng của nó. Cờ phủi một ván cũng được chia làm ba giai đoạn, cờ khai, cờ trung và cờ tàn.

Ông Hùng (quê Nam Định), làm nghề xe ôm khu Trung Tự, một tay cờ phủi nghiệp dư, hồ hởi, “Khu vực này nhiều cao thủ cờ là cán bộ, giáo sư nhiều người đã nghỉ hưu nhưng vào cuộc chơi tôi với họ gọi nhau bằng bạn, cờ phủi giúp tôi đỡ mặc cảm và tự tin hơn nhiều”.

Cũng theo ông Thịnh “gù”, nhờ cờ phủi mà những tay cờ mới chập chững bước vào “giang hồ”,  được cọ xát với nhiều cao thủ lão luyện, đạt giải Đại sư hay Quốc tế đại sư (Đại sư chỉ những người đạt giải trong nước, còn Quốc tế đại sư là đạt giải quốc tế), tiếp cờ, chơi cùng, giúp họ học hỏi kinh nghiệm.

Ông Nguyễn Minh Mẫn, ở Thanh Xuân Nam, Hà Nội, cán bộ về hưu, cho rằng, chính lối chơi của “cờ phủi”, điềm đạm của những người già, đã gúp nhiều người, đặc biệt lớp trẻ cứng cáp hơn, bỏ hẳn thói hiếu thắng, coi thường đối thủ, giúp bạn trẻ trưởng thành hơn trong cuộc sống.

Đạt giải quốc tế từ “cờ phủi”

Kể cho tôi nghe về sức hút, sự đam mê mãnh liệt của cờ tướng vỉa hè - “cờ phủi”, ông Thịnh “gù”, hào hứng, có nhiều huyền thoại được giới giang hồ “cờ phủi”, tương truyền. Chuyện kể về Quốc tế Đại sư, Nguyễn Tấn Thọ (Thương Hán Siêu, Hà Nội), một trong “Ngũ tốt” từ những năm 1950 (một trong năm người đánh cờ tướng giỏi nhất miền Bắc lúc bấy giờ). Khi đó vợ chồng ông Thọ làm bánh rán, ông chuyên đi giao bánh cho vợ, khi đi ngang qua các quán nước ở phố Ngõ Trạm, thấy đánh cờ, ông lăn xả vào chơi, quên luôn việc đi giao bánh, các bạn cờ thấy vậy mỗi người ăn vài cái giúp ông. Sau này vợ phát hiện, bắt ở nhà nấu cám lợn, ông lại rủ bạn về nhà, vừa băm rau, nấu cám vừa chơi cờ. Chính từ việc chơi “cờ phủi” vỉa hè giúp ông trở thành cao thủ và đạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế, dân chơi cờ phong tặng và gọi ông là Thọ “Đại tướng”.

Hay như Nguyễn Vũ Quân (Khâm Thiêm, Hà Nội), mới 28 tuổi, Quân đạt danh hiệu Quốc tế Đại sư bởi nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Quân chỉ cần nghe thấy thông tin, trong Nam, ngoài Bắc, có cao thủ cờ, tức khắc lên đường ngay, gặp được kỳ phùng địch thủ Quân có thể ngồi chơi cả ngày, cả đêm, nhiều lúc quên cả ăn. Kể đến đây, giọng ông Thịnh, chùng xuống, mới đây Quân đã vĩnh biệt dân giang hồ “cờ phủi”, bởi một căn bệnh hiểm nghèo.

 Ham chơi “cờ phủi”, để xe máy ở bên cạnh mà kẻ gian lấy lúc nào không biết như ông Tùng “béo” Hoàng Cầu. Kể lại việc mất xe, ông Tùng cười, “khi vào trận ham quá, quên cả việc khóa xe, hôm đó tôi gặp được đối thủ, đánh không phân thắng bại, khi đứng dậy tìm xe, không cánh mà bay, nhưng được cái gặp được kỳ phùng địch thủ là xướng rồi, còn gì bằng”.

Theo ông Đặng Tất Thắng, Phó chủ tịch Liên đoàn cờ Việt Nam, từ rất lâu, chơi “cờ phủi”, “cờ bụi” hay còn gọi cờ vỉa hè, dân giang hồ (theo cách gọi thông thường của dân chơi cờ phủi Hà Nội) thường tập trung tại những khu vực quán nước vỉa hè, vườn hoa hay bờ hồ ở thành thị hay các vùng quê để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm. Hình thức chơi này phổ biến rộng khắp cả nước, nhiều tay cờ đã thành danh từ kiểu chơi luyện tập, so găng qua “cờ phủi”, tiêu biểu như bác Nguyễn Tấn Thọ (Hà Nội), kỳ tài số 1 đất Bắc; Nguyễn Vũ Quân (Hà Nội), Huy chương đồng thế giới; Kỳ vương Hồ Văn Bình (Cần Thơ)...

“Vài năm gần đây đội tuyển cờ tướng Việt Nam mới được tập trung luyện tập và đào tạo bài bản, còn hầu hết những kỳ thủ đều xuất phát và đi lên từ phong trào cờ phủi”, ông Thắng nhấn mạnh.

Xuân Hải

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.

‘Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam’ khuấy động Sun Urban City

“Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam” như lời chào Xuân của chủ đầu tư Sun Group dành cho các đại lý phân phối, chuyên viên kinh doanh dự án Sun Urban City, đồng thời kích hoạt thị trường BĐS Hà Nam ngay những ngày đầu năm.

Địa điểm giải trí cảm giác mạnh cách Hà Nội 150km, giá vé chỉ 150.000 đồng

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm giải trí với những trò chơi cảm giác mạnh “cực đã” mà không quá xa Hà Nội, Công viên Rồng tại Sun World Ha Long chính là điểm đến lý tưởng, với giá vé đang áp dụng chỉ 150.000 đồng.

Đang cập nhật dữ liệu !