Hà Tĩnh: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền công tác khuyến học

Thời gian tới, Hội Khuyến học tỉnh Hà Tĩnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức đến mọi tầng lớp nhân dân về công tác khuyến học.

Theo báo cáo, trong nửa đầu năm 2022, Hội Khuyến học Hà Tĩnh đã thành lập thêm 18 ban khuyến học tại các cơ quan đơn vị và 12 ban khuyến học dòng họ, nâng tổng số toàn tỉnh lên 6.644 ban. Cùng với đó Hội Khuyến học Hà Tĩnh vận động, kết nạp thêm 274 hội viên, nâng tổng số hội viên toàn tỉnh lên 380.942 hội viên, tỷ lệ hội viên/dân số đạt hơn 28%.

Về công tác khuyến học, khuyến tài, Hội đã hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh cấp kinh phí hỗ trợ học sinh đạt điểm cao có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào học đại học. Hoàn thiện thủ tục hồ sơ và cấp tiếp 630 triệu đồng cho 92 sinh viên học kỳ 2 năm học 2021 - 2022.

Quỹ Khuyến học, khuyến tài Nguyễn Du trích 536 triệu đồng để khen thưởng cho 1.360 học sinh quốc gia, học sinh giỏi tỉnh và 10 giáo viên có thành tích xuất sắc trong bồi dưỡng học sinh giỏi. Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã vận động được 24,464 tỷ đồng bổ sung vào quỹ.

{keywords}
Ảnh minh họa

6 tháng đầu năm 2022, Hội Khuyến học Hà Tĩnh cũng đã triển khai một số văn bản liên quan đến công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập như: Chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ về “Đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập” giai đoạn 2021-2030; Chương trình “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị giai đoạn 2021-2030” và “Xây dựng mô hình công dân học tập giai đoạn 2021-2030…

Ông Đoàn Đình Anh, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Hà Tĩnh nhấn mạnh: “Hội Khuyến học Hà Tĩnh sẽ tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong liên kết với Sở Giáo dục và Đào tạo để đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Đồng thời, phát động phong trào thi đua học tập trong gia đình, dòng họ, cộng đồng và đơn vị; triển khai mô hình mới “Công dân học tập” nhằm động viên, khuyến khích mọi công dân tham gia học tập thường xuyên, suốt đời”.

Tước đó, trên lĩnh vực hoạt động khuyến dạy, khuyến học, khuyến tài, năm 2021, toàn tỉnh đã vận động được 57,1 tỷ đồng, trong đó: Quỹ Khuyến học tỉnh và các cơ quan đơn vị cấp tỉnh huy động được hơn 21,6 tỷ đồng, cấp huyện hơn 3,8 tỷ đồng, cấp cơ sở hơn 31,7 tỷ đồng. Hội cũng đã trao hơn 39,8 tỷ đồng cho 134.561 lượt học sinh, sinh viên và giáo viên.

Việc xây dựng xã hội học tập tiếp tục được chú trọng, trong năm 2021 có 330.873 hộ đạt danh hiệu “Gia đình học tập”, tương đương 89,37%; 4.796 dòng họ được công nhận “Dòng họ học tập”, tương đương 82,02%; 1.808 thôn/tổ dân phố đạt danh hiệu “Cộng đồng học tập”, tương đương 91,75%; 714 đơn vị đạt danh hiệu “Đơn vị học tập”, tương đương 95,84%.

Hội đã ban hành kế hoạch triển khai mô hình “Công dân học tập” và bước đầu đã có 3 đơn vị thực hiện.

Triển khai nhiệm vụ năm 2022, Hội Khuyến học tỉnh tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm như: tiếp tục chỉ đạo củng cố tổ chức hội các cấp; tập trung huy động, quản lý có hiệu quả Quỹ khuyến học, khuyến tài; nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động Hội Khuyến học, góp phần đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; tăng cường huy động toàn xã hội quan tâm, chăm lo nhiều hơn nữa cho sự nghiệp GD&ĐT của tỉnh.

Thời gian tới, Hội Khuyến học tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức đến mọi tầng lớp nhân dân; tăng cường công tác phối hợp giữa Hội Khuyến học với Sở GD&ĐT, các ban ngành liên quan; tiếp tục nâng cao chất lượng các trung tâm học tập cộng đồng; đổi mới hình thức hoạt động, nâng cao chất lượng của các tổ chức hội… Xây dựng nhân rộng các mô hình cá nhân điển hình trong công tác khuyến học.

Cùng với đó, tiếp tục triển khai có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh và Thành phố về khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền. 

Xây dựng, củng cố Hội Khuyến học các cấp vững mạnh để phối hợp chặt chẽ với Ngành Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng; thành lập và nâng cao chất lượng hoạt động của các Ban khuyến học dòng họ, Ban khuyến học các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Đồng thời, xây dựng cơ chế, chương trình phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp trong quá trình xây dựng xã hội học tập. Thực hiện việc đánh giá kết quả xây dựng xã hội học tập của các xã, phường, các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang, đưa xây dựng xã hội học tập là nội dung bắt buộc trong chương trình, kế hoạch hoạt động, tiêu chí đánh giá thi đua hàng năm và từng giai đoạn. 

Bên cạnh đó là đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động khuyến học, khuyến tài, huy động các nguồn lực xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài ở tất cả các tổ chức từ thôn, tổ dân phố, phường, xã, dòng họ, trường học, cơ quan, đơn vị; đồng thời quản lý, sử dụng quỹ đúng mục đích và hiệu quả. 

Hoàng Thanh

Tranh cãi thí điểm lớp học bắt đầu lúc 5h30 ở Indonesia

Là một phần của dự án thử nghiệm, việc học sinh lớp 12 ở tỉnh Kupang (Indonesia) phải đến trường lúc 5h30 đã gây ra sự bất bình trong dư luận.

Lý do nhiều sinh viên đại học hàng đầu ở Anh muốn bỏ học

Một nghiên cứu mới đây chỉ ra 20% sinh viên các trường top của Anh thường xuyên không đủ thức ăn và các nhu yếu phẩm khác. Đây là nguyên nhân khiến họ cân nhắc việc rời bỏ trường học.

Nữ sinh bị đánh hội đồng, lớp trưởng là người quay clip

Nữ sinh lớp 6 ở Vĩnh Long bị nhóm bạn đánh hội đồng ngay tại lớp học.

9 nữ sinh bị kỷ luật vì dùng mũ bảo hiểm đánh bạn dã man

9 học sinh có liên quan đến vụ việc đánh nữ sinh lớp 8 ở Vĩnh Long bằng mũ bảo hiểm đã bị kỷ luật với hình thức tạm đình chỉ học tập 2 tuần.

Thạc sĩ đại học hàng đầu bỏ việc lương cao làm công nhân vệ sinh

Long Ẩn, 36 tuổi (ở Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc) từ bỏ công việc dạy học lương cao làm công nhân dọn vệ sinh tại khu thắng cảnh.

Doanh nghiệp vẫn xin được, tại sao đất cho giáo dục lại không?

Theo các chuyên gia giáo dục, việc cho rằng Hà Nội đất chật người đông nên thiếu trường công lập là không đúng. "Đất chật thật nhưng không phải không có, doanh nghiệp vẫn xin được đất, tại sao đất cho giáo dục lại không?", chuyên gia phản biện.

Nghịch lý thiếu trường học, quá nhiều chung cư

Tuyến bài Cửa hẹp vào công lập THPT ở Hà Nội trên VietNamNet đã thu hút nhiều bình luận của độc giả. Đa số người đọc chia sẻ sự ngạc nhiên xen lẫn bức xúc trước "cuộc đua" khốc liệt của các học sinh trước cánh cửa lớp 10 trường công lập.

TikToker nêu 4 bằng đại học ‘vô dụng’ tại Việt Nam: Chuyên gia giáo dục nói gì?

Các ngành học Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh, Marketing, Quản trị nhân sự đang được các tiktoker liệt kê là những bằng đại học vô dụng nhất.

Một trường ở Thanh Hóa có 60 học sinh giỏi quốc gia

Tỉnh Thanh Hóa có 61 học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia, trong đó Trường THPT chuyên Lam Sơn chiếm 60 học sinh.

Hà Nội chỉ tuyển 55,7% học sinh lớp 9 vào lớp 10 THPT công lập

Hà Nội dự kiến tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT công lập khoảng 72.000 học sinh (tăng 1.000 học sinh so với năm học 2022 - 2023), chiếm tỷ lệ 55,7%.

Đang cập nhật dữ liệu !