Hà Tĩnh: Cầu sập nhiều năm không sửa, hàng quán thất thu, dân bỏ ruộng

Hai năm qua, cầu Bãi thẹn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) bị tàu cát đâm hỏng khiến người dân không thể qua lại, gây ảnh hưởng giao thương, đình trệ sản xuất. Nhiều hộ dân phải nhường hoặc bỏ ruộng do không có đường đi, đường vòng thì rất xa.

{keywords}
Ông Sáng chỉ tay về vị trí chiếc cầu, nơi mà gần 2 năm nay việc đi lại của người dân qua đây bị cắt đứt hoàn toàn.

Theo phản ánh của người dân, cách đây gần 2 năm trước, vào chiều tối ngày 25/7/2020, một chiếc sà lan chở hàng trăm khối cát từ Thanh Chương (Nghệ An) di chuyển theo sông Lam qua cống Trung Lương vào sông nhà Lê để tập kết tại huyện Can Lộc.

Khi di chuyển đến cầu Bãi Thẹn (cầu nối thôn Gia Thịnh, xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ với QL8A, thuộc tổ dân phố Thuận Tiến, phường Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh) thì bất ngờ đâm trúng trụ cầu. Cú va chạm cực mạnh khiến trụ cầu bị xô lệch, mặt cầu bị cong nghiêng, có nguy cơ đổ sập xuống sông bất cứ lúc nào.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, Công an huyện Đức Thọ đã phối hợp với Công an thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) khẩn trương gắn biển cảnh báo nguy hiểm, làm barie chặn 2 đầu cầu, ngăn cấm người và phương tiện qua lại trên cầu lẫn dưới sông để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho nhân dân.

Mặc dù không phải là tuyến đường trục chính vào xã, nhưng mỗi ngày có hàng ngàn lượt người và phương tiện xe máy, xe đạp, xe bò từ thôn Gia Thịnh và làng mộc Thái Yên (xã Thanh Bình Thịnh) lưu thông qua đây, nhập vào QL8A để đi học, làm việc, vận chuyển hàng hoá và kinh doanh buôn bán.

Từ ngày cầu Bãi Thẹn bị tháo dỡ, việc lưu thông của người dân trong vùng qua đây bị cắt đứt hoàn toàn.

Từ bên này cầu, muốn sang QL8A (ở bên kia cầu) chỉ còn 2 cách là đi thuyền qua sông hoặc phải đi vòng mất 3km. Cũng kể từ đó, giao thương bị ảnh hưởng nặng nề.

{keywords}
Cầu Bãi Thẹn sau khi bị tàu chở cát đâm trúng khiến trụ cầu bị xô lệch, có nguy cơ đổ sập xuống sông bất cứ lúc nào

Anh Hùng, một người dân xã Thanh Bình Thịnh (Đức Thọ) hiện làm nghề thợ mộc ngay cạnh cầu Bãi Thẹn thuộc Tổ dân phố Thuận Tiến, phường Đức Thuận (thị xã Hồng Lĩnh) cho biết, trước giờ người dân Thái Yên, Đức Thịnh (cũ) thường đi qua cầu này.

Từ khi cây cầu bị tháo dỡ, lưu thông trở nên gián đoạn, những hộ kinh doanh buôn bán tại khu vực này (khu vực Bãi Thẹn) bị thất thu khoảng 50%. Bản thân anh Hùng cũng gặp nhiều khó khăn khi nhận hoặc giao trả hàng hoá với làng mộc Thái Yên bởi phải đi vòng thêm 3km nên chi phí vận chuyển tăng lên.

Ông Sáng (SN 1962, quê thôn Gia Thịnh, chủ quán cháo lòng Sáng Liên) kể, trước đây là cầu gỗ, do các gia đình trong xóm chặt cây của HTX để làm. Sau đó có dự án nạo vét sông nên được đền bằng 1 cây cầu xi măng có chiều dài gần 30m, rộng khoảng 2m. Có cầu đi lại thuận tiện, lượng người qua lại đông nên năm 1995 ông sang mua đất ở đây (cạnh cầu Bãi Thẹn phía thị xã Hồng Lĩnh - PV) để mở quán chào lòng mưu sinh.

Cũng theo ông Sáng, quán của ông chủ yếu phục vụ người dân Thái Yên và Đức Thịnh (ở bên kia cầu, nay là xã Thanh Bình Thịnh). Khi còn cầu thì quán rất đông, ngoài vợ chồng thì phải huy động thêm mấy người con gái (đã lấy chồng) về hỗ trợ. Từ khi cầu gãy, do phải đi vòng xa nên khách vắng hẳn.

“Cầu gãy, khách ít, con cái phải kiếm việc khác để làm. Năm 2021, quán hầu như đóng cửa, một phần do dịch, nhưng nguyên nhân chính là không có khách”, ông Sáng buồn rầu nói.

{keywords}
Chính quyền địa phương cùng lực lượng chức năng đã gắn biển cảnh báo nguy hiểm, làm barie chặn 2 đầu cầu, ngăn cấm người và phương tiện qua lại trên cầu lẫn dưới sông để đảm bảo an toàn.

“Người trong vùng họ biết không còn cầu nữa nên sẽ đi theo đường khác. Nhiều người đi xa, sau nhiều năm mới trở về quê nên thường bị nhầm, chạy xe vào gần đến bờ sông thì mới biết để quay lại”, ông Sáng nói thêm.

Bà Hiền (SN 1965, trú thôn Gia Thịnh) cho hay: “Có cầu, dịch vụ thương mại khu vực Bãi Thẹn khá phát triển, người dân chúng tôi cũng thuận tiện đi lại để mua sắm đồ dùng hàng ngày và lao động sản xuất.

Cả thôn Gia Thịnh còn 16 mẫu ruộng ở bên kia cầu, nhà tôi cũng có 3,5 sào. Trước đây chỉ đi mất 3km, nhưng giờ phải đi vòng thêm 3km nữa nên tôi nhường cho cậu làm. Do cách trở, đi lại khó khăn nên một số hộ thì cho mượn, những hộ già cả, neo người thì đành chấp nhận bỏ ruộng”.

{keywords}
Sau khi tháo dỡ cầu, người dân không thể qua lại, gây ảnh hưởng giao thương, đình trệ sản xuất, nhiều hộ dân phải nhường hoặc bỏ ruộng do đi vòng xa.

“Mất cầu, bên này (người dân Thanh Bình Thịnh) thì vất vả về đi lại, bên kia (khu vực Bãi Thẹn) thì thiệt hại về kinh tế. Xã, huyện kêu nhiều lắm rồi, họ cũng hứa hẹn rất nhiều lần rồi nhưng chưa thấy làm”, bà Hiền nói.

Trao đổi với PV Infonet, ông Đoàn Ngọc Hường, Chủ tịch UBND xã Thanh Bình Thịnh (huyện Đức Thọ) cho biết, đây là chiếc cầu chung của xã, nối thôn Gia Thịnh (xã Thanh Bình Thịnh) với tổ dân phố Thuận Tiến, phường Đức Thuận (thị xã Hồng Lĩnh).

“Sau khi cầu bị sập, quá trình tiếp xúc đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, địa phương đã kiến nghị nhiều lần nhưng chưa có động tĩnh gì cả. Nhiều lần lãnh đạo huyện Đức Thọ và thị xã Hồng Lĩnh đã phối hợp để xin dự án nhưng cũng chưa được”, ông Hường thông tin.

{keywords}
Một số hộ dân dùng thuyền tôn để qua sông, số còn lại phải đi vòng thêm 3km

“Cầu sập gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến việc đi lại và sản xuất của người dân. Việc xây dựng cầu mới là phục vụ nhu cầu khẩn cấp, bởi người dân thôn Gia Thịnh và làng mộc Thái Yên chủ yếu là đi qua con đường này”, Chủ tịch Hường khẳng định.

Cũng theo Chủ tịch UBND xã Thanh Bình Thịnh, vì liên quan đến đường sông và cấp độ cầu nên phải tầm cấp tỉnh trở lên mới làm được. Với chi phí khoảng 30 tỷ đồng thì địa phương và huyện không thể kham nổi, chỉ kiến nghị lên cấp trên mà thôi.

Thanh Hóa: Huyện không có tiền tháo cầu treo cũ hỏng, người dân bám dây cáp băng qua sông

Thanh Hóa: Huyện không có tiền tháo cầu treo cũ hỏng, người dân bám dây cáp băng qua sông

Do đã có cầu cứng qua sông Mã nên cầu treo không còn được sử dụng. Mặc dù cây cầu đã xuống cấp, đi qua rất nguy hiểm nhưng người dân và học sinh vẫn liều mình bám dây cáp trên cầu để qua sông mỗi ngày.

Trần Hoàn

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.

‘Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam’ khuấy động Sun Urban City

“Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam” như lời chào Xuân của chủ đầu tư Sun Group dành cho các đại lý phân phối, chuyên viên kinh doanh dự án Sun Urban City, đồng thời kích hoạt thị trường BĐS Hà Nam ngay những ngày đầu năm.

Địa điểm giải trí cảm giác mạnh cách Hà Nội 150km, giá vé chỉ 150.000 đồng

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm giải trí với những trò chơi cảm giác mạnh “cực đã” mà không quá xa Hà Nội, Công viên Rồng tại Sun World Ha Long chính là điểm đến lý tưởng, với giá vé đang áp dụng chỉ 150.000 đồng.

Các ‘thánh địa’ du lịch tại Việt Nam có gì đáng trải nghiệm về đêm?

Hoàng hôn buông mở ra những trải nghiệm bất tận cho du khách về đêm. Tổ hợp vui chơi sôi động Da Nang Downtown đến chợ đêm Vui Fest náo nhiệt, các show diễn tại Thị trấn Hoàng Hôn - Phú Quốc… tạo nên một bức tranh du lịch đêm sống động, đầy cảm xúc.

Top trải nghiệm hấp dẫn chưa từng có khi du xuân ở Sun World Ha Long

Đến Sun World Ha Long dịp đầu xuân, du khách không chỉ được hưởng chính sách giá vé hấp dẫn mà còn được tận hưởng nhiều trải nghiệm “chill” hết nấc tại khu “3 Đồi” mới.

Những di sản văn hoá ‘độc lạ’ chỉ có ở núi Bà Đen dịp đầu Xuân

Múa trống Chhay dăm, nhạc ngũ âm hay ẩm thực chay - đó là các di sản văn hoá mang đặc trưng tại Tây Ninh mà bạn không nên bỏ lỡ khi đến với núi Bà Đen mùa Xuân này.

Cát Bà - ‘thiên đường’ chờ được đánh thức

Được ví như bản giao hưởng của núi rừng hùng vĩ và biển đảo bao la, Cát Bà sở hữu 7 hệ sinh thái đa dạng với cảnh quan ngoạn mục, khí hậu trong lành, cùng vô số trải nghiệm hấp dẫn.

Bỏ túi lịch trình du Xuân Sun World Ha Long

Check-in Suối Hoa tại Đồi Bầu trời (Sky Hill), “chill” tại Đồi Mặt trời (Sun Hill) hay chạm đến an nhiên tại Đồi Cửa biển (Ocean Hill) là những trải nghiệm “mới tinh” mà bạn không nên bỏ qua khi khám phá Sun World Ha Long phiên bản 2025.