Hà Nội: Huyện Ba Vì đặt mục tiêu đến cuối năm có 350 hộ thoát nghèo

Ba Vì là huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số và còn nhiều xã có điều kiện kinh tế khó khăn của TP. Hà Nội.

 

{keywords}
Chăn nuôi bò sữa, hướng đi giúp bà con nông dân huyện Ba Vì xoá đói, giảm nghèo 

Theo thống kê, huyện Ba Vì có 28.757 người là đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm khoảng 37,1% dân số vùng dân tộc miền núi). Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện chủ yếu là dân tộc Mường với 26.195 người (chiếm 91%) và dân tộc Dao với 2.297 người (chiếm 8%). Trong khu vực 07 xã miền núi có 04 xã (Tản Lĩnh, Minh Quang, Ba Trại, Vân Hòa) thuộc khu vực I và 03 xã (Khánh Thượng, Ba Vì, Yên Bài) thuộc khu vực II.

Trong nhiều năm qua, công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số được các cấp, các ngành huyện triển khai đồng bộ, với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả. Đồng bào các dân tộc thiểu số được tiếp cận và thụ hưởng một số chương trình để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống như vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội để giải quyết việc làm, cho con em đi học các trường chuyên nghiệp và dạy nghề; chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Thực hiện kế hoạch 138/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020, huyện Ba Vì đã triển khai đồng bộ các chương trình như: chương trình số 02 – CTr/TU của Thành ủy Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020, kế hoạch phát triển kinh tế, xây dựng nôn thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân, đối với các xã có dân tộc thiểu số, chú trọng công tác giảm nghèo bền vững.

Nhờ những chính sách đúng đắn được triển khai hiệu quả, đời sống vật chất của đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi Ba Vì đã có những bước phát triển vượt bậc. Thu nhập bình quân đầu người vùng núi cuối năm 2019 đạt 38 triệu đồng/người/năm, mỗi năm tăng thêm bình quân trên 2 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo 7 xã miền núi giảm còn 1,92%, giảm bình quân 2,96%/năm so với năm 2016 giảm 11,98%.

Đặc biệt, đến hết năm 2019, toàn huyện có 18 xã hoàn thành Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, không những giảm nghèo, nhờ thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiện nay đã có 9 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP.

Trong công tác phát triển kinh tế – giảm nghèo tại địa phương tính đến hết quý II/2020, trên địa bàn huyện Ba Vì có 250 hộ thoát nghèo, đạt 51,7% kế hoạch năm 2020. Mục tiêu đến cuối năm số hộ thoát nghèo là 350 hộ, tỉ lệ BHYT đạt 90,1 %, làng văn hóa 85,4%.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới đối với công tác giảm nghèo bền vững cho bà con dân tộc thiểu số, huyện Ba Vì xác định chuyển hướng cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho từng xã; chú trọng phát triển những nghề, những cây trồng, con giống chủ lực.

Thực hiện quyết định số 3629/QĐ – UBND TP Hà Nội về việc ban hành xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đến năm 2020. Đến hết năm 2019, toàn huyện đã có 9 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP. Trong đó, 6 sản phẩm 4 sao, 3 sản phẩm 3 sao.

Hiện nay, các sản phẩm trên địa bàn huyện với nhiều sản phẩm đa dạng đang được người tiêu dùng đón nhận như: Sữa, gà đồi, bò thịt, đà điểu, chè, khoai lang, miến dong, mật ong, rau, thanh long, chuối, bưởi, nhãn, thủy sản các loại…

Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện có 17 làng nghề truyền thống như chè, nón, thuốc nam, chế biến tinh bột; 5 vùng sản xuất rau tập trung; vùng nuôi trồng thủy sản 5 xã. Ngoài ra còn nhiều các sản phẩm du lịch trải nghiệm, văn hóa, làng họa sỹ nghề mộc… đây được coi là điều kiện tốt để phát triển kinh tế tại các địa phương.

Để đạt được mục tiêu đặt ra trong năm 2020, thời gian tới huyện sẽ huyện sẽ tiếp tục củng cố, hoàn thiện các tiêu chí gần đạt và duy trì các tiêu chí đã đạt với 18 xã được công nhận chuẩn nông thôn mới, thực hiện các tiêu chí đạt chuẩn NTM nâng cao. Tổ chức khảo sát 6 nhóm sản phẩm để xây dựng kế hoạch giai đoạn 2021-2025. Đánh giá xếp hạng 16-20 sản phẩm có tiềm năng của huyện. Phấn đấu có ít nhất 16 sản phẩm được TP công nhận đạt 3 sao trở lên.

H. Anh 

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !