Hà Nội hoả tốc yêu cầu các quận huyện, thị xã khẩn trương triển khai điều trị F0 không triệu chứng, thể nhẹ tại nhà

Sở Y tế Hà Nội hoả tốc yêu cầu các TTYT quận huyện, thị xã khẩn trương triển khai theo dõi, quản lý, điều trị F0 không triệu chứng hoặc thể nhẹ tạ nhà. 

Hà Nội tiếp tục tăng số ca mắc mới sau khi thực hiện Nghị Quyết 128. Trước tình hình diễn biến phức tạp hơn, nhu cầu điều trị tăng, Hà Nội đã lập nhiều phương án ứng phó, đặc biệt cho F0 cách ly tại nhà.

Theo đó, ngày 6/12, Sở Y tế Hà Nội đã có công văn hỏa tốc 670/SYT-NVY về việc triển khai các biện pháp cấp bách thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong tình hình mới.

{keywords}
Ảnh minh họa

Công văn hoả tốc nêu nhiều nội dung trong đó Sở Y tế yêu cầu các TTYT quận, huyện, thị xã khẩn trương triển khai theo dõi, quản lý, điều trị F0 tại nhà theo đúng hướng dẫn tại Phương án 276/PA-UBND của UBND TP ban hành ngày 2/12/2021 về phương án thu dung điều trị “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” trên địa bàn Hà Nội, áp dụng phần mềm theo dõi, quản lý, điều trị F0 tại nhà.

Trước đó, ngày 2/12, UBND TP Hà Nội cũng đã ban hành Phương án 276 hướng dẫn phương án cách ly, quản lý, theo dõi, khám và điều trị tại nhà đối với người nhiễm Covid-19.

Theo hướng dẫn mới, F0 điều trị tại nhà cần thực hiện tự theo dõi sức khỏe và điền thông tin vào phiếu theo dõi sức khỏe hai lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều hoặc khi có các dấu hiệu, triệu chứng cần chuyển viện cấp cứu. Các chỉ số quan trọng như nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 và huyết áp.

Đối với người lớn sốt trên 38,5 độ C hoặc đau đầu, đau người nhiều cần uống mỗi lần một viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5 g, có thể lặp lại mỗi 4 đến 6h, ngày không quá 4 viên, uống oresol hoặc có thể dùng uống thay nước. Đối với trẻ em sốt trên 38,5°C, uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10 15mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4 đến 6h, ngày không quá 4 lần.

Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt hai lần không đỡ, người bệnh cần thông báo ngay cho cơ sở quản lý người mắc Covid-19 tại nhà để phối hợp xử lý.

Phòng Covid-19, chị em mách nhau sắc xuyên tâm liên uống, bác sĩ khuyến cáo gì?

Phòng Covid-19, chị em mách nhau sắc xuyên tâm liên uống, bác sĩ khuyến cáo gì?

“Xuyên tâm liên + 5K, tránh tụ tập đông người nên cả họ nhà mình ở Sài Gòn và Hà Nội may mắn đến giờ chưa ai bị đánh số F0”.

Những dấu hiệu trở nặng cần liên hệ y tế ngay, gồm khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào. Nhịp thở tăng, ở người lớn >21 lần/phút; trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi > 40 lần/phút; trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi > 30 lần/phút. SpO2 < 95% (nếu có thể đo), mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút...

Một số dấu hiệu khác như đau thắt ngực, khó thở khi vận động; không thể nói đủ câu; lẫn lộn về thời gian, địa điểm; da xanh môi nhợt; không tự đi, cầm nắm, ăn uống được; lạnh đầu ngón tay, ngón chân...

Nhân viên y tế phát 3 gói thuốc để điều trị F0 tại nhà theo triệu chứng. Gói thuốc A, dành cho F0 trên 18 tuổi bao gồm paracetamol, vitamin C. Gói thuốc B dành cho F0 trên 18 tuổi bao gồm dexamethason hoặc methylprednisolone, rivaroxaban. Không uống nếu có thai, cho con bú hoặc có một trong các bệnh về dạ dày (bao tử), bệnh gan, bệnh thận hay dễ chảy máu. Gói thuốc C gồm thuốc kháng virus molnupiravir.

Ngoài ra, F0 chuẩn bị thêm các thuốc cân bằng điện giải, thuốc hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, sát khuẩn hầu họng, máy đo SpO2, nhiệt kế, máy đo huyết áp, găng tay, cồn, kính chống giọt bắn... 

Trao đổi với báo chí về việc Hà Nội cho phép điều trị F0 thể nhẹ tại nhà, Bác sĩ  Nguyễn Hồng Hà, Phó chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam, nhận định vấn đề chăm sóc, điều trị F0 tại nhà thế nào phụ thuộc vào lượng bệnh nhân nhiều hay ít. Ông cho rằng số ca nhiễm tại Hà Nội chênh lệch nhiều so với TP HCM.

Hồi tháng 7, TP HCM ghi nhận hàng nghìn ca nhiễm một ngày, trong khi số ca tại Hà Nội một tháng qua, trung bình chỉ ghi nhận khoảng 300-400 ca một ngày. Vì vậy, một số vấn đề chăm sóc F0 tại nhà ở Hà Nội không hoàn toàn giống TP HCM.

Bác sĩ cho rằng, với Hà Nội, vấn đề quan trọng là tổ chức hệ thống y tế hỗ trợ từ bên ngoài tốt. F0 phải liên lạc được với y tế khi cần thiết, cùng với đó, hệ thống y tế hàng ngày cần nắm bắt, cập nhật được tình hình sức khỏe của người bệnh, phát hiện kịp thời dấu hiệu trở nặng để đưa đến cơ sở y tế, tránh bị mất dấu F0.

Đồng tình với quan điểm này, PGS. TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho rằng cách ly F1, F0 tại nhà điều quan trọng nhất là nhóm đối tượng này được tiếp cận nhanh với nhân viên y tế.  Bởi ở giai đoạn trước bệnh chuyển nặng rất nhanh, cần xác định được thời điểm nguy hiểm để kịp thời đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế.

Do đó, các chuyên gia đều cho rằng, khi thực hiện cách ly, điều trị F0 tại nhà rất cần có tổ y tế cộng đồng, thành lập đường dây tư vấn, phân tích ngay đối tượng nguy cơ và theo sát.

Đối tượng, quy trình F0 ở Hà Nội được cách ly tại nhà:
Đối tượng: là người nhiễm Covid-19 không có triệu chứng lâm sàng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi.
Không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ô xy, nhịp thở nhỏ hơn hoặc bằng 20 lần/phút, SpO2 lớn hơn hoặc bằng  97% khi thở khí trời; không có bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phòng cánh mũi, thở khò khé, thở rít ở thì hít vào.
Tuổi:  trẻ em trên 3 tháng tuổi, người lớn dưới 49 tuổi và chưa phát hiện bênhk lý nền, đã tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19, sức khoẻ chưa có dấu hiệu bất thường, không đang mang thai.
Điều kiện: Các điều kiện về cơ sở, trang thiết bị, yêu cầu đối với người cách ly y tế tại nhà, người ở cùng nhà, cán bộ y tế và các đơn vị lên quan thực hiện theo: QĐ số 4038/QQD- BYT ngày 21/8 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm  Covid-19 tại nhà”; Quyết định số 4377/QĐ- BYT ngày 11/9 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành sổ tay hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ của Trạm y tế lưu động; Quyét định số…
Quy trình thực hiện:
Khi người nhiễm Covid-19 có nguyện vọng được cách ly y tế tại nhà phải có Đơn đăng ký gửi BCĐ phòng, chống dịch Covid-19 xã, phường, thị trấn (qua trạm y tế) tại nơi cư trú.
Trạm y tế xã phường, thị trấn sau khi tiếp nhận đơn đăng ký gửi danh sách về BCĐ phòng, chống dịch Covid-19 xã, phường thị trấn; Trạm y tế xác định F0 đủ các tiêu chí để cách ly tại nhà theo quy định.
BCĐ phòng, chống dịch xã, phường, thị trấn nơi tiếp nhận căn cứ kết quả rà soát của Tổ thẩm định đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất, nơi cách ly y tế mà F0 đăng ký đã được đánh giá xác minh và có danh sách các hộ gia đình đủ điều kiện cách ly F0, F1 và có biên bản).

 N. Huyền 

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Đang cập nhật dữ liệu !