Hà Nội: Chặt cây đa lớn không đúng quy định, Ban Khánh tiết đình Chèm 'nhận khuyết điểm'

Ban Khánh tiết đình Chèm đã nhận khuyết điểm và xin rút kinh nghiệm về việc chặt cây đa hàng chục năm trước cổng. Đề xuất trong 10 năm tới sẽ trồng bổ sung các cây phù hợp với di tích.

Chiều 25/3, tại đình Chèm, đoàn công tác của Sở VH&TT Hà Nội gồm Thanh tra, Ban Quản lý di tích Danh thắng, Phòng VH&TT quận Bắc Từ Liêm đã có buổi làm việc với đại diện Ban Khánh tiết, Ban quản lý dự án, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị tư vấn thiết kế, đơn vị thi công không chỉ về vấn đề chặt hạ cây đa gây ồn ào trên dư luận vừa qua, mà cả các vấn đề trong công tác tu sửa lần này.

{keywords}
Tu sửa đình cổ hơn 2000 năm, chặt cây đa lớn là không đúng quy định.

Thời điểm lực lượng chức năng kiểm tra công nhân vẫn tiếp tục thi công tại công trình. Cũng tại đây, nhiều người cao niên sống tại làng Chèm đã ra đây theo dõi, bàn tán về việc tu sửa các hạng mục tại đình Chèm.

Ông Nguyễn Mạnh Thìn, Trưởng ban khánh tiết đình Chèm cho biết, đây là giống cây đa đỏ mới được trồng từ năm 1998 để tạo bóng mát, chứ không phải cây cổ thụ hay cây di sản. Năm 2021, trong mùa mưa bão cây đa đã gãy 1/3 về phía về phía bốn cột đồng trụ và làm gãy một phần của một trong bốn cột đồng trụ.

“Cây đa mỗi năm đều có hiện tượng nghiêng từ 5 đến 10 cm về phía nghi môn nội (tàu tượng) và nghi môn ngoại (cột đồng trụ) của đình Chèm, có nguy cơ gãy đổ bất cứ lúc nào trong mùa mưa bão. Hơn nữa, bên dưới gốc đa lại có ống thoát nước của đình Chèm đổ ra sông, thế nên chúng tôi rất sợ đổ”, ông Thìn cho biết.

Cũng theo ông Thìn ngày 10/3 Ban Khánh tiết cùng các cụ cao niên, bô lão và đại diện nhân dân vẫn họp, quyết định chặt hạ cây đa.

Ngày 18/3, cây đa trước cổng nghi môn đình Chèm bị chặt hạ.

Trước khi chặt hạ cây đa, Ban Khánh tiết đình Chèm đã nhiều lần có công văn đề nghị các cấp chính quyền cho phép chặt hạ cây đa, lãnh đạo UBND phường Thụy Phương đã ghi nhận, và hứa sẽ trao đổi với các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

Tuy nhiên, UBND phường cũng đề nghị trong khi chờ ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền quyết định đề nghị Ban Khánh tiết đình Chèm giữ nguyên trạng cây đa trước nghi môn, không tự ý chặt hạ cây. Nhưng sự việc rất đáng tiếc vẫn xảy ra.

"Cây đa này phát triển rất tốt, nhưng 'không đạt phong thuỷ', nó án ngữ trước cửa đình. Bên cạnh đó, lối thoát nước của nhà đình ra sông Hồng đi qua gốc cây đa, do đó chúng tôi đề nghị cắt bỏ", ông Thìn cho hay.

Một lãnh đạo UBND quận Bắc Từ Liêm cho biết, sau khi nắm được thông tin đã chỉ đạo UBND phường Thụy Phương cùng Phòng VH&TT và các đơn vị liên quan đã tiến hành kiểm tra, xác nhận.

Sau khi kiểm tra, các đơn vị đánh giá hành động chặt hạ cây đa của Ban Khánh tiết đình Chèm là không đúng quy định, việc làm này chưa được sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền.

Ban Khánh tiết đình Chèm đã nhận khuyết điểm và xin rút kinh nghiệm. Ngoài ra, Ban Khánh tiết cũng đề xuất trong 10 năm tới sẽ trồng bổ sung các cây phù hợp với di tích (không trồng các loại cây ngoại lai).

{keywords}
Một cây đa ở góc đình Chèm được cắt bớt phần cành khi cải tạo, tu bổ. 
{keywords}
Mặt trước đình Chèm đang đào xới, tu sửa.
{keywords}
Rồng đá cũ tại trước cửa đình được thay thế.
{keywords}
Thay vào đó là cặp rồng đá mới.
{keywords}
Theo đại diện ban Khánh tiết đình Chèm việc tu bổ phải giữ lại ít nhất 20% giá trị của ngôi đình.

Chiều ngày 25/3, UBND quận Bắc Từ Liêm đã ra văn bản chỉ đạo đề nghị các ngành thuộc quận và UBND phường Thụy Phương tổ chức triển khai, rà soát toàn bộ sự việc, lập hồ sơ kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan, báo cáo về UBND quận để tổng hợp báo cáo các cơ quan chức năng và UBND TP.

Trước đó, ngày 23/3, UBND phường Thụy Phương có văn bản báo cáo UBND quận Bắc Từ Liêm về sự việc chặt hạ cây đa tại di tích quốc gia đặc biệt đình Chèm.

Theo đó, đây là cây đa đỏ (đa Ấn Độ) được các cụ trong Tiểu ban quản lý di tích đình Chèm trồng từ khoảng năm 1998 để tạo bóng mát, vị trí được trồng tại phía trước nghi môn thuộc di tích. Đây không phải cây cổ thụ hay cây di sản, không có trong hồ sơ xếp hạng di tích. 

Rễ cây đa hiện ăn sâu vào nền gạch nghi môn ngoại và chân cột đồng trụ gây bong tróc, nghiêng nứt sân và cột. Đồng thời chặn một phần cống thoát nước của đình ra phía sông Hồng gây ngập úng trong nội tự hàng năm.

Ban khánh tiết đình Chèm đã nhiều lần có đề nghị với các cấp chính quyền cho phép chặt hạ cây đa trên nhưng chưa được chấp thuận.

Do tâm lý lo sợ mùa mưa bão tới gần, Ban khánh tiết cùng với các cụ cao niên, bô lão đã họp và thống nhất chặt hạ cây đa để trả lại hiện trạng ban đầu cho nhân dân và di tích nhất là trong mùa mưa bão.

Đến ngày 18/3, các cụ trong Ban khánh tiết đình Chèm đã chặt hạ cây đa mà không xin phép, báo cáo các cấp có thẩm quyền.

Về việc này, Ban khánh tiết đền Chèm đã nhận trách nhiệm và khuyết điểm.

UBND phường cho rằng việc chặt hạ cây đa không nằm trong các hạng mục tu bổ, tôn tạo thuộc dự án Tu bổ cấp thiết di tích quốc gia đặc biệt Chèm do BQL dự án quận Bắc Từ Liêm đang triển khai. 

 Bảo Khánh - Phương Huyền

 

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Quy định mới về chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Từ năm 2025, chế độ thai sản dành cho lao động nam khi vợ sinh con sẽ có những thay đổi.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Thắt lòng cảnh đưa tang trên dòng nước lũ ở Lệ Thủy

Mưa lũ khiến hơn 3.000 nhà dân ở huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) chìm trong biển nước. Hình ảnh người vợ lắp giàn giáo kê quan tài cho chồng, hàng xóm chèo thuyền vượt lũ đưa người quá cố đi mai táng khiến nhiều người thắt lòng.

Cải thiện dinh dưỡng học đường để nâng cao tầm vóc người Việt

Nhiều chuyên gia cho rằng dinh dưỡng học đường không chỉ là chìa khóa nâng cao sức khỏe học sinh, mà còn là nền móng vững chắc cho một xã hội khỏe mạnh và phát triển bền vững.

Đang cập nhật dữ liệu !