Hà Nội: Các chức sắc tôn giáo là 1 trong 13 nhóm ưu tiên tiêm vaccine Covid-19
Các chức sắc tôn giáo là 1 trong 13 nhóm được TP. Hà Nội ưu tiên tiêm vaccine Covid-19 lần này theo kế hoạch và chỉ tiêu phân bổ vaccine mới nhất của thành phố.
13 đối tượng ưu tiên tiêm vaccine
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành phương án triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 trên địa bàn. Thứ tự ưu tiên đối tượng tiêm được đưa ra căn cứ theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 21/NQ-CP, đảm bảo tính chính xác, minh bạch trong việc tiếp cận vaccine.
Cụ thể, nhóm thứ nhất là lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, gồm: Người làm việc trong các cơ sở y tế công lập và tư nhân, người tham gia phòng chống dịch (thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ Covid cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên...); lực lượng Quân đội; lực lượng Công an.
Thứ 2: nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam và thân nhân được cử đi nước ngoài, hải quan và cán bộ xuất nhập cảnh.
Thứ 3: cán bộ, người lao động các cơ quan, đơn vị đã tích cực tham gia vào các hoạt động phòng chống dịch, các đơn vị hỗ trợ cho phòng chống dịch. Thứ 4: người cung cấp dịch vụ thiết yếu như hàng không, vận tải, dịch vụ điện nước, ngân hàng, kho bạc, chứng khoán, bưu chính viễn thông, xuất nhập khẩu hàng hoá, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, cơ sở chăm sóc sức khoẻ, dược vật tư y tế, người dân ở vùng du lịch… Thứ 5: giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục đào tạo, làm việc tại cơ quan hành chính tiếp xúc nhiều người.
Thứ 6: người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài. Thứ 7: công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp. Thứ 8: người mắc các bệnh mạn tính, người trên 65 tuổi, người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội.
Thứ 9: người sinh sống ở các khu vực có dịch. Thứ 10: các chức sắc tôn giáo. Thứ 11: lao động phổ thông thường xuyên tiếp xúc nhiều người như lao động tự do, lái xe tắc xi, xe ôm, bốc vác, đánh giày, bán hàng rong… Thứ 12: người làm việc trong các trại giam, phạm nhân. Thứ 13: người dân không nằm trong các nhóm trên, nhưng có thể ưu tiên theo yêu cầu chống dịch tại từng thời điểm cụ thể.
UBND TP. Hà Nội cho biết, người tiêm mũi 1 bằng loại vaccine nào thì tiêm trả mũi 2 bằng loại đó. Thời gian tiêm vaccine là trong năm 2021, theo nguồn cung ứng (trong nước và nhập khẩu) được phân bổ. Hà Nội dự kiến tiêm 200.000 liều/ngày, và để đảm bảo mục tiêu này, thành phố sẽ phải xây dựng 1.200 dây chuyền tiêm, đào tạo nhân lực và chuẩn bị các kho lạnh có tiêu chuẩn phù hợp với từng loại vaccine.
Đền Voi Phục đóng cửa thực hiện giãn cách xã hội. Ảnh: Việt Hoàng |
Các cơ sở tôn giáo nghiêm túc chống dịch Covid-19
Theo UBND thành phố Hà Nội, Hà Nội là địa bàn rộng vừa là trung tâm kinh tế, chính trị, tôn giáo, văn hóa… của cả nước nên số lượng các tôn giao và tín đồ sinh hoạt rất đông. Ngay từ tháng 5/2021, thực hiện chỉ đạo của thành phố, các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng, thờ tự… đã nghiêm túc tạm dừng tổ chức hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung.
Còn theo thống kê của Ban Tôn giáo TP Hà Nội, Hà Nội hiện có 7 tôn giáo được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Hồi giáo, Baha’I và Minh sư đạo; cùng một số hiện tượng tôn giáo khác (đạo lạ) chưa được cấp phép. Nói về tín đồ và các cơ sở thờ tự, Phật giáo có số lượng tín đồ khoảng hơn 800.000 người với 2.060 tăng, ni và khoảng hơn 1.000 chức việc, sinh hoạt tôn giáo tại 2.059 ngôi chùa, tự viện.
Kế đến là Công giáo có khoảng 250.000 tín đồ, sinh hoạt ở 400 cơ sở thờ tự, 83 giáo xứ, 306 họ giáo. Ngoài ra, Hà Nội còn có 19 cộng đoàn tu sĩ với trên 270 tu sĩ, sinh hoạt tôn giáo ở 20 tu viện. Về chức sắc (giáo phẩm Công giáo) có 1 Hồng y; 3 giám mục, hơn 90 linh mục và gần 2.000 chức việc. Đáng chú ý, TP. Hà Nội cũng là địa bàn duy nhất trong cả nước có các xứ, họ đạo thuộc sự quản lý của 3 Tòa giám mục là Hà Nội, Hưng Hóa và Bắc Ninh.
Về đạo Tin lành có 33 hệ phái, trong đó: 7/33 hệ phái được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân với 167 điểm, nhóm và hơn 10.000 tín đồ. Về đạo Cao đài có 3 họ đạo Cao đài thuộc Cao đài Bến Tre, với 21 chức sắc, 30 chức việc và gần 400 tín đồ. Với đạo Hồi giáo có 1 Thánh đường với 86 tín đồ người Hà Nội, khoảng 300 tín đồ là người Chăm, Tây Ninh; hơn 500 tín đồ là nhân viên các Đại sứ quán, doanh nhân của 18 nước khối Ả Rập đang công tác tại Hà Nội; 1 Ban Quản trị gồm 5 thành viên, trong đó có 1 chức sắc thuộc hàng Imam.
Trong khi đạo Baha’i có 15 Hội đồng tinh thần địa phương, trong đó 3 Hội đồng tại Hai Bà Trưng, Thanh Trì, Thạch Thất, với khoảng hơn 400 tín đồ và 20 chức việc. Minh sư đạo có 1 tổ chức Minh sư với 1 chức sắc, 50 tín đồ và 3 chức việc… Ngoài ra với tín ngưỡng dân gian, Hà Nội cũng có tới 5.211 di tích đình, đền, nhà thờ họ, lăng, miếu… , trong đó di tích được xếp hạng cấp Quốc gia khoảng 1.200 di tích; cấp thành phố khoảng 900 di tích.
Được biết, không chỉ thực hiện tạm dừng sinh hoạt tôn giáo tập trung (từ 29/5/2021), từ ngày 19/7/2021, thực hiện chỉ đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các cơ sở chùa chiền, tín ngưỡng Phật giáo tại Hà Nội cũng yêu cầu Tăng, Ni cấm túc để thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19.
Việt Hoàng
Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”
Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.
Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến
Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.
Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!
Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.
Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo
Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.
Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số
Nhiều mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, vươn lên thoát nghèo.
Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch
Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.
Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số
Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.
Gắn kết tình quân dân
Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.
Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng
Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.
Tình người trong đại dịch
Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.