"Gửi" bố mẹ cho osin bệnh viện, chỉ đến thăm "thu hoạch" phong bì

Làm nghề osin bệnh viện vất vả đã đành nhưng nhiều khi chứng kiến những cảnh đời rơi nước mắt. Có những đứa con chỉ đến thăm bố mẹ khi có khách đến thăm để ôm phong bì về, có người thì bắt cho bố mẹ họ ăn thật ít cho các cụ “đi” cho nhanh…

Cả năm không tắm cho bố mẹ

Bà Bùi Thị Đan 57 tuổi quê ở Cẩm Khê - Phú Thọ, hồi mới xuống Hà Nội chỉ là đi làm giúp việc nhà. Sau đó nhà mà bà Đan giúp có người ốm nên bà vào viện chăm người ốm. Thấy công việc này dễ kiếm tiền hơn giúp việc gia đình nên bà Đan chuyển nghề.

Bà Đan tâm sự: “Mỗi người bệnh có một hoàn cảnh và số phận khác nhau. Nhiều gia đình đông con, giàu có nhưng chưa chắc bố mẹ đã sung sướng". Bà Đan cho biết: “Có những cụ chắc cả năm con cái nó không tắm cho, đến bệnh viện khi lấy máu bác sĩ phải dùng bông gạc xát đến 5-6 lần mới sạch chỗ da để lấy ven. Đụng vào da các cụ có cảm giác như bốc được đất. Quần áo cáu bẩn giặt hàng chục lần nước vẫn đen ngòm…”

Cô Đan (áo xanh) đang chăm sóc người bệnh ở BV Hữu nghị Việt - Xô

Với thâm niên 14 năm chăm sóc người bệnh, bà Đan cho biết: “Gặp phải bệnh nhân nặng, lở loét là vất vả lắm. Đến nỗi người nhà còn sợ, vợ con cũng không dám gần, tất cả mọi việc đều một tay osin làm lấy. Tôi còn nhớ gặp một ca, rất nặng nhưng người nhà đẩy hết việc cho osin, tôi chăm cả năm trời sau đấy ông ấy mất. Nhiều khi theo một người bệnh cả năm cũng là chuyện bình thường.”

Đến bây giờ bà Đan cũng không còn nhớ mình đã chăm sóc bao nhiêu người bệnh. Nhưng bà nhận ra rằng, chăm ở bệnh viện sẽ vất vả hơn chăm ở nhà. Vì ở viện không có chỗ nghỉ ngơi, đông người, ăn uống vạ vật. Còn ở nhà, thi thoảng bệnh nhân ngủ thì người giúp việc cũng tranh thủ chợp mắt được. Nghề osin bệnh viện phải có sức khỏe cũng như giỏi thức đêm.

Khi osin là nơi trút bầu tâm sự

Bà Đoan cho biết, có những cụ con cái đông nhưng chẳng có ai đến vào những ngày bình thường, chỉ có khi nào cơ quan, người khác đến thăm thì đến để ôm phong bì về. Có nhiều đứa con chắc cũng có vị thế trong xã hội, mỗi lần bố mẹ ốm là một lần “thu hoạch” phong bì. Khách về thì con cái cũng về, không hỏi han xem bố mẹ thế nào hay trò chuyện với các cụ nên các cụ buồn lắm.

Nhiều khi, cô Đan cũng như các osin là nơi trút bầu tâm sự của các cụ lúc tuổi già. Vì các cô có bổn phận phải biết lắng nghe dù câu chuyện cứ quên quên nhớ nhớ, chẳng có đầu đuôi có đuôi gì. Con cái các cụ sẽ không bao giờ nghe những câu chuyện “ẩm ương” của các cụ. Họ sẽ nói: “ôi thôi bố/mẹ lẩm cẩm rồi…”

Nhiều khi bà Đan chăm thường gặp phải mâu thuẫn với người nhà người bệnh. Bác sĩ chỉ định phải ăn xông, con bắt phải cho các cụ ăn cơm. Theo bà Đan thì phải cho các cụ ăn mỗi bữa 5 muỗng sữa thì con cái chỉ cho ăn 1-2 muỗng thôi. Giải thích thế nào họ cũng không nghe còn bệnh nhân thì teo tóp từng ngày. Bà Đan nghĩ rằng có thể con cái thấy phiền khi bố mẹ nằm viện lâu quá nên muốn thế để cho các cụ ra đi cho nhanh.

“Nhiều hoàn cảnh con cái có hiếu nhưng cũng có những hoàn cảnh con các cụ không rớt nước mắt nhưng mình lại rớt nước mắt. Các cụ có gì cũng hay tâm sự với mình, bảo ở nhà không tình cảm, con cái áp đặt. Răng rụng hết rồi nhưng con lại nấu những món không ăn được. Nói chuyện con nó không nghe. Có nhiều cụ chỉ thích vào ở viện, không muốn về nhà.”- Bà Đan cho biết.

Bà Đan thường gọi những bệnh nhân mình chăm sóc bằng bố mẹ. Bản thân bà năm ngoái cũng bị tai biến nhẹ, bây giờ nói năng khó khăn nhưng bà vẫn gắn bó với công việc. 14 năm làm nghề chăm người bệnh, có đến 9 năm bà Đan không được ăn Tết với gia đình.

Hỏi bà Đan bệnh thế sao không nghỉ đi, bà Đan nói: “Người ta vẫn thuê thì mình vẫn làm để kiếm thêm thu nhập, tích góp cho tuổi già. Dù nói năng không được lưu loát như trước nhưng nhìn mình làm việc nhiều người vẫn tin cậy nên chẳng bao giờ hết việc.”

Hiểu Khuê

Nữ biên tập viên về quê làm việc bị gièm pha, sau chục năm giúp cả nhà đổi đời

Bỏ việc biên tập viên, chị Lương Thy Hương mở quán bán trà sữa giữa vô vàn lời gièm pha. Sau vài năm, chị có nguồn thu nhập ổn định, góp vốn giúp chồng mở xưởng nội thất.

Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm

Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Đang cập nhật dữ liệu !