GS. AHLĐ Vũ Khiêu: Nên thay “Nam Việt triệu tổ” bằng “Hồng Bàng quốc tổ”
Trong số này, chúng tôi xin trân trọng chọn đăng một vài ý kiến phản hồi về chữ “Nam Việt triệu tổ” ở Đền Hùng, trong đó có ý kiến của GS.AHLĐ Vũ Khiêu.
GS.AHLĐ Vũ Khiêu: Nên thay “Nam Việt triệu tổ” bằng “Hồng Bàng quốc tổ”
“Vấn đề Báo Công lý đặt ra về đại tự trên nghi môn Đền Thượng – Đền Hùng rất đáng quan tâm. Nam Việt là quốc hiệu của Triệu Đà, Triệu tổ là tổ mở đầu. Còn chữ Triệu là họ Triệu (Triệu Đà).
Đền Hùng ta thờ quốc tổ Hùng Vương, không nên dùng chữ Triệu nữa.
Trước đây, do nhận thức của người dân có hạn chế, để lâu dần thành thói quen. Nay vị trí của Đền Hùng trong đời sống tinh thần của đất nước ngày càng trở nên thiêng liêng, cao quý; tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, nên thấy nhầm lẫn, không phù hợp thì cần sửa đổi.
Bài Báo Công lý đã phân tích kỹ, đủ để chúng ta bàn đến việc khắc phục sai sót. Tôi nghĩ rằng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban quản lý di tích Đền Hùng, Báo Công lý nên tổ chức một Hội thảo để các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, nhà khoa học cùng thảo luận để tìm ra giải pháp phù hợp nhất.
Cá nhân tôi thấy rằng nên đề “Hồng Bàng quốc tổ” vào Nghi môn Đền Thượng, thay cho “Nam Việt triệu tổ”, như vậy thì sáng rõ, tôn vinh được cả giai đoạn dựng nước thời cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ, tiếp sau là các Vua Hùng với nhà nước Văn Lang và truyền thống tình nghĩa đồng bào trong cả nước”.
Nhầm lẫn đến kinh hoàng
Đọc loạt bài xung quanh vấn đề “Nam Việt triệu tổ” trên Báo Công lý, tôi thấy rằng, lâu nay đa số dân chúng chỉ nhìn những chữ đại tự trên các di tích, trên những nơi thờ cúng như một thứ trang trí, cốt cho đẹp mắt, cho trang trọng, mà ít quan tâm đến nội dung của những chữ đó. Bởi vì, bây giờ ít người biết chữ Hán, người biết thì cũng không có cơ hội để nêu lên cái băn khoăn, thắc mắc của mình... Vậy là cái sai cứ truyền từ năm này sang năm khác, lâu dần có khi mặc nhiên coi là đúng.
Bốn chữ “Nam Việt triệu tổ” ở Đền Hùng đúng là một sự nhầm lẫn đến kinh hoàng, vì Nam Việt là tên nước của Triệu Đà. Vì mối liên quan đó mà tôi tìm đọc một số tài liệu lịch sử viết giai đoạn này. Trong cuốn “Đại cương lịch sử Việt Nam”, tập I của các tác giả Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh ( NXB Giáo dục – 1997) trong mục “Cuộc xâm lược của nhà Triệu” viết:
“Triệu Đà người Hán, quê ở Hà Bắc – Trung Quốc. Sau khi Nhâm Ngao chết, Triệu Đà làm chủ Nam Hải, diệt các quan lại của nhà Tần để thay thế bằng những người thân cận.
Năm 206 tr.CN, nhà Tần đổ, Triệu Đà liền tiến quân đánh chiếm các quận Quế Lâm, Tượng Quận thành lập nước Nam Việt, tự xưng là Nam Việt Vũ Vương, đóng đô ở Phiên Ngung. Từ đó, nước Nam Việt của nhà Triệu chính thức ra đời...
Quân Triệu nhiều lần tiến quân xâm lược Âu Lạc... nhưng bấy giờ Âu Lạc là một quốc gia hùng mạnh, có cung tên lợi hại, có thành Cổ Loa kiên cố, dưới sự lãnh đạo của An Dương Vương và các tướng, nội bộ đoàn kết, nhân dân ủng hộ và quyết tâm chiến đấu đã đánh bại quân Triệu, bảo vệ được quốc gia độc lập, tự chủ...
Sau nhiều lần xâm lược vũ trang thất bại, Triệu Đà thay đổi thủ đoạn xâm lược, thực hiện mưu kế xảo quyệt, xin giảng hòa với Âu Lạc, xin cầu hôn con gái vua Thục là Công chúa Mỵ Châu cho con trai mình là Trọng Thủy...”.
Do trúng kế của Triệu Đà nên cuộc kháng chiến của An Dương Vương thất bại, các tác giả kết luận: “Năm 179 tr.CN Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu; mở đầu một thời kỳ đen tối, đầy đau thương và uất hận trong lịch sử nước ta, thường được gọi là thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, kéo dài từ năm 179 tr.CN đến năm 905, với cuộc khởi nghĩa thắng lợi của Khúc Thừa Dụ, lật đổ nền đô hộ của đế chế Đường, giành lại quyền độc lập, tự chủ của nhân dân ta, thời Bắc thuộc mới hoàn toàn chấm dứt”.
Cụ Đào Duy Anh trong “Lịch sử cổ đại Việt Nam” (NXB Văn hóa thông tin 2010) có riêng một chương về “Cuộc xâm lược của Triệu Đà và vấn đề Tượng Quận” trong đó nêu một số sử gia thời Trần, thời Lê coi nhà Triệu là quốc triều, và phê phán rằng đó là “Quan niệm lịch sử phản dân tộc, không thấy rằng Triệu Đà làm vua nước Nam Việt ở miền Quảng Đông, Quảng Tây, đối với Âu Lạc... chỉ là tên giặc cướp nước, chứ không phải là một đế vương chính thống. Mãi đến cuối đời Lê mới có một nhà sử học là Ngô Thì Sĩ, tác giả “Việt sử tiêu án” phản đối việc cho Triệu Đà nối quốc thống An Dương Vương”.
Theo đó, cụ Ngô Thì Sĩ trong “Việt sử tiêu án” đã bày tỏ: “Sử cũ, sau khi An Dương Vương mất rồi, đem quốc thống trao cho họ Triệu tiếp nối... Đời sau cứ theo vậy, không biết đó là lầm. Xét nước Việt ở miền Nam Hải, Quế Lâm không phải nước Việt ở miền Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Triệu Đà nổi lên ở Long Xuyên, đóng đô ở Phiên Ngung, chỉ muốn mở rộng bờ cõi bèn thôn tính nước ta là quận phụ thuộc, đặt chức chủ trì việc giám sát để ràng buộc mà thôi. Thực ra chưa từng làm vua ở nước ta”...
Chỉ với mấy đoạn sử trên đây đủ thấy bốn chữ “Nam Việt triệu tổ” nhầm lần tai hại đến thế nào. Mỗi khi lên Đền Thượng – Đền Hùng tưởng nhớ các Vua Hùng chúng ta lại cúi đầu trước quốc hiệu của Triệu Đà là điều không thể không thay đổi.
Nguyễn Văn Minh (81 tuổi, 57 năm tuổi Đảng – 95/21 Lê Ngân, P 12 Q. Tân Bình, TPHCM)
Nên thành lập Hội đồng Nghiên cứu chữ nghĩa các di tích cổ ở VN
Thời gian qua tôi rất chú ý và tâm đắc theo dõi các bài viết về đại tự “Nam Việt triệu tổ” ở Nghi môn đền Thượng - Đền Hùng trên Báo Công lý, bản thân tôi rất xúc động khi thấy cộng đồng lên tiếng, cùng chung lưng trong việc khắc phục những lệch lạc trong văn tự lịch sử này.
Từ thế kỷ 19, nước ta từng bước dùng chữ Quốc ngữ theo mẫu tự La tinh thay thế cho chữ Nôm và chữ Hán - một loại mẫu tự đã được sử dụng trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất nước ta - và chữ Việt đã được hoàn thiện cho đến ngày nay, do vậy một bộ phận không nhỏ các thế hệ kế tục hiện sinh hoàn toàn không biết, không hiểu được chữ Hán, chữ Nôm… Do đó, việc khôi phục, trùng tu lại các công trình lịch sử, nhất là khu di tích quan trọng như đền Hùng, mà không có sự thẩm định kỹ của những người am hiểu chữ Hán, chữ Nôm và lịch sử thì sẽ không tránh khỏi việc nhầm lẫn.
Nhân tài ở Việt Nam chúng ta không thiếu, trước mắt cũng chẳng cần phải tổ chức hội thảo to lớn làm gì cho tốn kém, vì tổ chức hội thảo chỉ trong thời gian ngắn, người tham dự sẽ bao gồm cả người biết Hán tự và người không biết Hán tự, điều này dẫn đến kết quả phiến diện rồi có khi sự việc lại buông trôi theo thời gian. Theo tôi, Bộ VH- TT-DL và Viện Sử học nên thành lập một Hội đồng Nghiên cứu chữ nghĩa các di tích cổ ở Việt Nam, những người tham gia trong Hội đồng cần phải biết chữ Hán, giỏi lịch sử. Trọng tâm trước mắt, Hội đồng này nghiên cứu và thẩm định lại toàn bộ văn tự trong khu vực đền Hùng.
Riêng bốn chữ “Nam Việt triệu tổ” thì cần nghiên cứu, sửa sai ngay, điều này cũng để khẳng định được sự độc lập chủ quyền của ta trong lịch sử.
Trần Thị Mùi (29, đường 56, P. Bình Trưng Đông, Q.2, TP. HCM)
Nguồn: Báo Công Lý
“Vấn đề Báo Công lý đặt ra về đại tự trên nghi môn Đền Thượng – Đền Hùng rất đáng quan tâm. Nam Việt là quốc hiệu của Triệu Đà, Triệu tổ là tổ mở đầu. Còn chữ Triệu là họ Triệu (Triệu Đà).
Đền Hùng ta thờ quốc tổ Hùng Vương, không nên dùng chữ Triệu nữa.
![]() |
Bốn chữ “ Hồng Bàng quốc tổ” – Thủ bút của nhà thư pháp Nguyễn Văn Bách |
Trước đây, do nhận thức của người dân có hạn chế, để lâu dần thành thói quen. Nay vị trí của Đền Hùng trong đời sống tinh thần của đất nước ngày càng trở nên thiêng liêng, cao quý; tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, nên thấy nhầm lẫn, không phù hợp thì cần sửa đổi.
Bài Báo Công lý đã phân tích kỹ, đủ để chúng ta bàn đến việc khắc phục sai sót. Tôi nghĩ rằng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban quản lý di tích Đền Hùng, Báo Công lý nên tổ chức một Hội thảo để các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, nhà khoa học cùng thảo luận để tìm ra giải pháp phù hợp nhất.
![]() |
GS.AHLĐ Vũ Khiêu |
Cá nhân tôi thấy rằng nên đề “Hồng Bàng quốc tổ” vào Nghi môn Đền Thượng, thay cho “Nam Việt triệu tổ”, như vậy thì sáng rõ, tôn vinh được cả giai đoạn dựng nước thời cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ, tiếp sau là các Vua Hùng với nhà nước Văn Lang và truyền thống tình nghĩa đồng bào trong cả nước”.
Nhầm lẫn đến kinh hoàng
Đọc loạt bài xung quanh vấn đề “Nam Việt triệu tổ” trên Báo Công lý, tôi thấy rằng, lâu nay đa số dân chúng chỉ nhìn những chữ đại tự trên các di tích, trên những nơi thờ cúng như một thứ trang trí, cốt cho đẹp mắt, cho trang trọng, mà ít quan tâm đến nội dung của những chữ đó. Bởi vì, bây giờ ít người biết chữ Hán, người biết thì cũng không có cơ hội để nêu lên cái băn khoăn, thắc mắc của mình... Vậy là cái sai cứ truyền từ năm này sang năm khác, lâu dần có khi mặc nhiên coi là đúng.
![]() |
Bản chụp ý kiến của GS Vũ Khiêu |
Bốn chữ “Nam Việt triệu tổ” ở Đền Hùng đúng là một sự nhầm lẫn đến kinh hoàng, vì Nam Việt là tên nước của Triệu Đà. Vì mối liên quan đó mà tôi tìm đọc một số tài liệu lịch sử viết giai đoạn này. Trong cuốn “Đại cương lịch sử Việt Nam”, tập I của các tác giả Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh ( NXB Giáo dục – 1997) trong mục “Cuộc xâm lược của nhà Triệu” viết:
“Triệu Đà người Hán, quê ở Hà Bắc – Trung Quốc. Sau khi Nhâm Ngao chết, Triệu Đà làm chủ Nam Hải, diệt các quan lại của nhà Tần để thay thế bằng những người thân cận.
Năm 206 tr.CN, nhà Tần đổ, Triệu Đà liền tiến quân đánh chiếm các quận Quế Lâm, Tượng Quận thành lập nước Nam Việt, tự xưng là Nam Việt Vũ Vương, đóng đô ở Phiên Ngung. Từ đó, nước Nam Việt của nhà Triệu chính thức ra đời...
Quân Triệu nhiều lần tiến quân xâm lược Âu Lạc... nhưng bấy giờ Âu Lạc là một quốc gia hùng mạnh, có cung tên lợi hại, có thành Cổ Loa kiên cố, dưới sự lãnh đạo của An Dương Vương và các tướng, nội bộ đoàn kết, nhân dân ủng hộ và quyết tâm chiến đấu đã đánh bại quân Triệu, bảo vệ được quốc gia độc lập, tự chủ...
Sau nhiều lần xâm lược vũ trang thất bại, Triệu Đà thay đổi thủ đoạn xâm lược, thực hiện mưu kế xảo quyệt, xin giảng hòa với Âu Lạc, xin cầu hôn con gái vua Thục là Công chúa Mỵ Châu cho con trai mình là Trọng Thủy...”.
Do trúng kế của Triệu Đà nên cuộc kháng chiến của An Dương Vương thất bại, các tác giả kết luận: “Năm 179 tr.CN Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu; mở đầu một thời kỳ đen tối, đầy đau thương và uất hận trong lịch sử nước ta, thường được gọi là thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, kéo dài từ năm 179 tr.CN đến năm 905, với cuộc khởi nghĩa thắng lợi của Khúc Thừa Dụ, lật đổ nền đô hộ của đế chế Đường, giành lại quyền độc lập, tự chủ của nhân dân ta, thời Bắc thuộc mới hoàn toàn chấm dứt”.
Cụ Đào Duy Anh trong “Lịch sử cổ đại Việt Nam” (NXB Văn hóa thông tin 2010) có riêng một chương về “Cuộc xâm lược của Triệu Đà và vấn đề Tượng Quận” trong đó nêu một số sử gia thời Trần, thời Lê coi nhà Triệu là quốc triều, và phê phán rằng đó là “Quan niệm lịch sử phản dân tộc, không thấy rằng Triệu Đà làm vua nước Nam Việt ở miền Quảng Đông, Quảng Tây, đối với Âu Lạc... chỉ là tên giặc cướp nước, chứ không phải là một đế vương chính thống. Mãi đến cuối đời Lê mới có một nhà sử học là Ngô Thì Sĩ, tác giả “Việt sử tiêu án” phản đối việc cho Triệu Đà nối quốc thống An Dương Vương”.
Theo đó, cụ Ngô Thì Sĩ trong “Việt sử tiêu án” đã bày tỏ: “Sử cũ, sau khi An Dương Vương mất rồi, đem quốc thống trao cho họ Triệu tiếp nối... Đời sau cứ theo vậy, không biết đó là lầm. Xét nước Việt ở miền Nam Hải, Quế Lâm không phải nước Việt ở miền Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Triệu Đà nổi lên ở Long Xuyên, đóng đô ở Phiên Ngung, chỉ muốn mở rộng bờ cõi bèn thôn tính nước ta là quận phụ thuộc, đặt chức chủ trì việc giám sát để ràng buộc mà thôi. Thực ra chưa từng làm vua ở nước ta”...
Chỉ với mấy đoạn sử trên đây đủ thấy bốn chữ “Nam Việt triệu tổ” nhầm lần tai hại đến thế nào. Mỗi khi lên Đền Thượng – Đền Hùng tưởng nhớ các Vua Hùng chúng ta lại cúi đầu trước quốc hiệu của Triệu Đà là điều không thể không thay đổi.
Nguyễn Văn Minh (81 tuổi, 57 năm tuổi Đảng – 95/21 Lê Ngân, P 12 Q. Tân Bình, TPHCM)
Nên thành lập Hội đồng Nghiên cứu chữ nghĩa các di tích cổ ở VN
Thời gian qua tôi rất chú ý và tâm đắc theo dõi các bài viết về đại tự “Nam Việt triệu tổ” ở Nghi môn đền Thượng - Đền Hùng trên Báo Công lý, bản thân tôi rất xúc động khi thấy cộng đồng lên tiếng, cùng chung lưng trong việc khắc phục những lệch lạc trong văn tự lịch sử này.
Từ thế kỷ 19, nước ta từng bước dùng chữ Quốc ngữ theo mẫu tự La tinh thay thế cho chữ Nôm và chữ Hán - một loại mẫu tự đã được sử dụng trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất nước ta - và chữ Việt đã được hoàn thiện cho đến ngày nay, do vậy một bộ phận không nhỏ các thế hệ kế tục hiện sinh hoàn toàn không biết, không hiểu được chữ Hán, chữ Nôm… Do đó, việc khôi phục, trùng tu lại các công trình lịch sử, nhất là khu di tích quan trọng như đền Hùng, mà không có sự thẩm định kỹ của những người am hiểu chữ Hán, chữ Nôm và lịch sử thì sẽ không tránh khỏi việc nhầm lẫn.
Nhân tài ở Việt Nam chúng ta không thiếu, trước mắt cũng chẳng cần phải tổ chức hội thảo to lớn làm gì cho tốn kém, vì tổ chức hội thảo chỉ trong thời gian ngắn, người tham dự sẽ bao gồm cả người biết Hán tự và người không biết Hán tự, điều này dẫn đến kết quả phiến diện rồi có khi sự việc lại buông trôi theo thời gian. Theo tôi, Bộ VH- TT-DL và Viện Sử học nên thành lập một Hội đồng Nghiên cứu chữ nghĩa các di tích cổ ở Việt Nam, những người tham gia trong Hội đồng cần phải biết chữ Hán, giỏi lịch sử. Trọng tâm trước mắt, Hội đồng này nghiên cứu và thẩm định lại toàn bộ văn tự trong khu vực đền Hùng.
Riêng bốn chữ “Nam Việt triệu tổ” thì cần nghiên cứu, sửa sai ngay, điều này cũng để khẳng định được sự độc lập chủ quyền của ta trong lịch sử.
Trần Thị Mùi (29, đường 56, P. Bình Trưng Đông, Q.2, TP. HCM)
Nguồn: Báo Công Lý
Gần 800 sinh viên được đào tạo chuyên ngành rau hoa quả và cảnh quan
Đây là thông tin được GS. TS Phạm Văn Cường, PGĐ Học viện Nông nghiệp Việt Nam thông tin tại Hội thảo quốc gia “Phát triển bền vững ngành Hoa, cây cảnh Việt Nam”.
Thanh niên hành động ngăn nạn buôn bán, giết mổ chó mèo
Với sự hiểu biết khi tham gia cuộc thi, thanh niên sẽ là cầu nối khuyến khích những người khác suy ngẫm về hậu quả của việc kinh doanh, vận chuyển và giết mổ thịt chó mèo.
Hơn 12.000 học sinh, sinh viên được đào tạo về công nghệ AI
Đến nay đã có hơn 12.000 học sinh, sinh viên đến từ 95 trường học tại 21 tỉnh thành trên cả nước được đào tạo về vạn vật kết nối, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn…
Tạo sân chơi cho học sinh ứng dụng kiến thức giáo dục STEM
Cuộc thi đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, nhằm nuôi dưỡng năng lực tiếp cận công nghệ giải quyết các vấn đề của xã hội.
Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ
“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.
'Học sinh toàn đạt danh hiệu khá, giỏi sao phải lo chuyện đi học thêm?'
Chuyên gia giáo dục Lê Đông Phương nêu nghịch lý: “Qua báo cáo tổng kết các năm học, đa số học sinh được xếp loại khá giỏi, số yếu kém chỉ chiếm rất ít, vậy tại sao xã hội, phụ huynh cứ phải lo chuyện học thêm, dạy thêm?”.
Thầy cô Học viện Nông nghiệp Việt Nam trổ tài gói bánh chưng
Từ ngày 12/1- 24/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Lễ hội Xuân, lễ hội gói bánh chưng và hội thi văn hóa ẩm thực truyền thống chào Xuân Ất Tỵ 2025.
Tử vong do tai nạn giao thông liên quan rượu bia: 6/10 người trong độ tuổi 15 - 29
Thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy cứ 10 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia thì có 6 người trong độ tuổi từ 15 đến 29.
Học viện nông nghiệp Việt Nam ra mắt câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên
Trong khuôn khổ Lễ hội Xuân 2025, tối 17/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên VNUA.
Ngành hoa cây cảnh Việt Nam, cơ hội cho người trẻ
Gần 45.000 ha trồng hoa, cây cảnh với sản lượng đạt hơn 45.000 tỷ đồng mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu hoa vượt mốc 100 triệu USD, Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành hoa cây cảnh khu vực và quốc tế.