Grab 'đẩy thuế' sang cho người lao động có đúng luật?

"Bản chất Grab là người sử dụng lao động nên họ phải có trách nhiệm nộp thuế. Grab đẩy thuế sang cho tài xế chính là ép người lao động phải “gánh” thuế thay cho doanh nghiệp", luật sư nhận định.

Sự việc hàng trăm tài xế Grab Bike tắt ứng dụng ngày 7/12 để phản đối mức khấu tăng chi phí chiết khấu của mỗi chuyến xe từ 20% lên hơn 27,2% gây sự chú ý của xã hội.

{keywords}
Grab ép người lao động phải nộp thuế có bất công?

Theo luật sư Hoàng Tùng (Hà Nội), hoạt động của các tài xế vẫn diễn ra hằng ngày và có thể nói trong giới "xe công nghệ" thì Grab chiếm thị phần ổn định và rất cao.

Tuy nhiên, vấn đề xác định Grab là đơn vị kinh doanh vận tải hay đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ vẫn là một vấn đề nan giải. Bởi dù đã có bản án giải quyết tranh chấp giữa Vinasun với Grab được giải quyết thì Grab được xác định là một đơn vị kinh doanh vận tải có sử dụng giải pháp công nghệ, nhưng điều này chưa làm thay đổi quy trình hoạt động kinh doanh của Grab”.

“Bởi Grab và tài xế đăng ký Grab không hề ràng buộc với nhau bằng hợp đồng lao động. Vì vậy, trong vấn đề tăng giá dịch vụ hay vấn đề ăn chia từ dịch vụ được xuất phát từ thỏa thuận của các bên. Nếu xét về phía quyền lợi của người lao động thì đây là điều vô cùng thiệt thòi đối với họ. Bởi tuy rằng nói là thỏa thuận giữa các bên nhưng thực tế là Grab là người "cầm đằng chuôi", chiếm lĩnh thị trường thì rõ ràng, những chính sách mới tăng tỷ lệ chiết khấu thu tiền về là yêu sách và có tính bắt buộc trên tinh thần tự nguyện. Bởi nếu không đồng ý, Grab có quyền thẳng thừng chấm dứt với tài xế.

Rõ ràng, Grab không có phương tiện, không có hợp đồng lao động với tài xế. Grab chỉ cung cấp phần mềm công nghệ hỗ trợ trong việc đặt xe và dịch vụ vận tải. Tất cả nguồn thu của Grab đều là sự thỏa thuận hợp tác với tài xế. 

Nghị định số 10/2020/NĐ-CP về quản lý vận tải có hiệu lực đã ấn định Grab là đơn vị kinh doanh vận tải (taxi) có sử dụng công nghệ. Thêm vào đó, nghị định 126/2020/NĐ-CP tiếp nối cho nghị định số 10/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế đã quy định về vấn đề nộp thuế của các đơn vị vận tải công nghệ.

Vấn đề mà nghị định này giải quyết chính là bắt buộc các hãng taxi công nghệ phải kê khai, nộp thuế như các hãng truyền thống (trừ khoản ưu đãi). Grab có trách nhiệm kê khai và nộp toàn bộ doanh thu của đối tác là các tài xế công nghệ. Đây cũng chính là một nguyên nhân dân đến việc Grab tiến hành tăng giá cước, tăng tỷ lệ chiết khấu đối với tài xế của hãng.

Do đó, vấn đề về thuế khi Grab phải nộp, về bản chất vẫn là tiền lấy từ lực lượng tài xế, còn Grab chỉ là đơn vị đứng danh nộp thuế sao cho đúng quy định đã nêu", luật sư Hoàng Tùng phân tích.

Theo luật sư Trương Anh Tú - Chủ tịch TAT Law firm, trước đây, nếu khách hàng đặt một chuyến xe công nghệ hết tổng cộng 100.000 đồng, Grab chỉ phải kê khai 10% thuế của khoản chiết khấu 20% (20.000 đồng), còn tài xế chịu 3% thuế giá trị gia tăng (GTGT), cùng 1,5% thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với phần của mình là 80% (80.000 đồng).

{keywords}
Các lái xe treo khẩu hiệu phản đối Grab tăng mức chiết khấu vô lý. (Ảnh chụp ngày 7/12, trước trụ sở Grab ở ngõ 78 phố Duy Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội).

Theo cách tính mới của Nghị định 126 (điểm c khoản 5 Điều 7), khi thu tổng cộng 100.000 đồng thì Grab phải kê khai, nộp thuế GTGT với mức 10% đối với toàn bộ doanh thu 100.000 đồng, còn tài xế sẽ chỉ bị khấu trừ 1,5% thuế TNCN, mà không phải nộp thêm khoản thuế 3% thuế GTGT đối với phần thu của cá nhân mình nữa.

Doanh nghiệp kinh doanh vận tải công nghệ có trách nhiệm khai thay và nộp thay thuế cho toàn bộ doanh thu của đối tác là tài xế xe công nghệ.

Như vậy, theo cách tính mới (bản chất là không mới) thì quyền lợi tài xế công nghệ không bị ảnh hưởng mà còn minh bạch hơn trong việc kê khai, quản lý thuế. Từ đó, tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các hãng taxi công nghệ và các hãng taxi truyền thống.

Mới đây, Grab ra thông báo tăng giá cước với lý do để đảm bảo mức thu nhập cho tài xế. Vấn đề đặt ra là tại sao Grab lại tự do tăng giá bán dịch vụ?

Bởi vì, cho đến thời điểm này, Grab vẫn không thừa nhận mình là đơn vị kinh doanh vận tải, không chịu sự chi phối như các hãng taxi truyền thống về việc đưa ra giá bán, đăng ký giá bán với Sở Công Thương.

Đối với việc tăng tỷ lệ chiết khấu tài xế Grab Car và Grab Bike, theo luật sư: “Grab không ký hợp đồng lao động với tài xế chỉ ký thoả thuận tỷ lệ phân chia phí dịch vụ thông qua hoạt động cung cấp và quản lý công nghệ. Khi Nghị định 126 có hiệu lực, buộc Grab phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, Grab lại mạnh tay “đá quả bóng” VAT sang các tài xế, áp giá trị VAT lên các tài xế công nghệ.

Cụ thể, tỷ lệ chiết khấu tài xế Grab Car 28,375% lên 32,841% (bao gồm phí ứng dụng + phí VAT + thuế thu nhập cá nhân) đối với tài xế chịu phí sử dụng ứng dụng 25%, còn GrabBike tăng từ 20% lên 27,273%.

Về lĩnh vực thuế, Nghị định mới xem xét các tài xế taxi công nghệ như là người lao động của Grab, còn Grab trên cương vị người sử dụng lao động phải chấp hành các quy định về luật lao động.

Việc thu thuế trên tổng giá trị giao dịch không có gì đáng bàn, vì đó là luật đã được áp dụng từ lâu. Chúng ta đều biết quy định: “Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”, và “Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ”. Như vậy, luật đã quy định rõ người nộp thuế trong trường hợp này là Grab".

"Bản chất Grab là người sử dụng lao động nên họ phải có trách nhiệm nộp thuế, nếu đẩy thuế sang cho người lao động là bất công. 

Trong trường hợp tài xế không đồng ý thì Grab thẳng tay chấm dứt thoả thuận bất kỳ lúc nào, bởi Grab không chịu sự điều chỉnh của Pháp luật lao động, không có bất kỳ ràng buộc nào về chấm dứt quan hệ với người lao động.

Có thể nói, đây là một thiệt thòi vô cùng lớn đối với đại bộ phận người lao động làm việc cho Grab.

Cần phải có một quy trình cụ thể ràng buộc giữa Grab và người lao động, có cơ chế bảo vệ người lao động trong theo pháp luật lao động.

Sắp tới đây, Chính phủ cũng sẽ ban hành các văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động mới, trong đó có cần các quy định điều chỉnh đối với người lao động đặc thù như trường hợp này”, luật sư nhận định.

Tiến Anh

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Cải thiện dinh dưỡng học đường để nâng cao tầm vóc người Việt

Nhiều chuyên gia cho rằng dinh dưỡng học đường không chỉ là chìa khóa nâng cao sức khỏe học sinh, mà còn là nền móng vững chắc cho một xã hội khỏe mạnh và phát triển bền vững.

Truyền thông Hồng Kông hết lời ca ngợi Sa Pa

Sa Pa (Lào Cai) với vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa đa dạng, từ lâu là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mới đây, nhật báo South China Morning Post (SCMP - Hồng Kông, Trung Quốc) dành nhiều lời “có cánh” cho mảnh đất Tây Bắc này.

Sự kiện ‘FWD Box Sống đầy’ thu hút đông đảo người dân TP.HCM

Trong 2 ngày 12 và 13/10, sự kiện “FWD Box Sống đầy” do Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Bưu điện TP.HCM, với nhiều hoạt động tương tác hấp dẫn.

Điểm hẹn du lịch miền Bắc Việt Nam những ngày đẹp nhất năm

Miền Bắc đang bước vào mùa đẹp nhất năm với những trải nghiệm du lịch lôi cuốn. Nếu bạn đang tìm một kỳ nghỉ thu đông thú vị, hãy cân nhắc Hạ Long và Sa Pa, 2 điểm đến lọt top thịnh hành nhất thế giới năm 2024 do TripAdvisor bình chọn.

Thức uống từ mãng cầu được giới trẻ yêu thích

Quả mãng cầu, hay còn gọi là quả na hoặc mãng cầu xiêm, vốn là loại quả nổi tiếng với giới trẻ bởi những món uống cực hot như trà mãng cầu, sinh tố mãng cầu... Đây còn là loại quả chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng phong phú.

BAT Việt Nam hoàn thành mục tiêu khoanh nuôi 120ha rừng ngập mặn Cà Mau

Công ty British American Tobacco (BAT) Việt Nam và Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã hoàn thành dự án hợp tác trồng rừng giai đoạn 2022 - 2024. Một trong các mục tiêu là chuyển hóa 120ha bãi bồi thành rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

Du khách hào hứng với loạt trải nghiệm tại Sun KraftBeer Festival 2024

Dù đã qua mùa hè cao điểm, nhưng mỗi ngày Sun World Ba Na Hills vẫn thu hút hàng nghìn du khách đến với Lễ hội bia tươi và ẩm thực Sun KraftBeer 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !