Góp ý về cuốn sách "bắt lỗi" Nhà giáo Nguyễn Lân: Nên lễ độ với người đã khuất

Về cuốn “Từ điển Tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân - Phê bình và khảo cứu” của ông Hoàng Tuấn Công, tôi tiếp tục góp thêm một số ý kiến như sau:

1. Về nghĩa 2 chữ thanh thiên (trang 208 sách HTC)

GS. Nguyễn Lân (GS.NL) giảng giải như sau:

“Thanh thiên (thanh: sắc xanh; thiên: trời. Nói mầu xanh da trời: áo mầu thanh thiên”

Ý kiến Hoàng Tuấn Công (HTC) như sau:

“Trường hợp này soạn giả giải nghĩa yếu tố Hán Việt đúng, nhưng giải nghĩa từ “thanh thiên” lại sai hoàn toàn, vì đã lẫn lộn “thanh thiên” [danh từ , nghĩa là trời xanh] với “thiên thanh” [tính từ, nghĩa sắc xanh da trời ]”

Xin mời HTC cùng tra từ điển trên mạng theo Vdict.com: Thanh thiên: Trời xanh - Mầu xanh da trời

Theo ViWikitonary.org: Thanh thiên mầu xanh da trời.

Theo Stratu.soha.vn/ thanh thiên

Danh từ (từ cũ): Trời xanh: Thề có thanh thiên bạch nhật

Tính từ (ít dùng): áo mầu thanh thiên

Có thể dẫn nhiều ví dụ về sự chuyển loại về mặt từ loại trong tiếng Việt như trường hợp “thanh thiên” [danh từ] và thanh thiên [tính từ]. Tiếp theo xin dẫn ra các tác phẩm văn chương suốt hơn 80 năm qua:

- Bài thơ đăng vào khoảng 1934 của nhà thơ Tú Mỡ bài mười thương viết về chiếc áo dài tân thời.

"….. năm thương lược Huế cài đầu

Sáu thương ô lụa ngả mầu thanh thiên"

- Truyện ngắn nhi đồng đăng báo Tuổi hoa số 2 tháng 07/1967 ….. “rồi Mai nhẩm tính một áo màu thanh thiên, một cái mầu trắng và …..”

Cuối cùng xin trích bài thơ nổi tiếng “Hà Nội phố” của họa sĩ Phan Vũ sáng tác năm 1972.

Ta còn em tiếng trống tan trường

áo thanh thiên điệp mầu liễu rũ

Đôi guốc cao mài mòn đại lộ

Một ngả nào lưu dấu gót tài hoa…

3 tác phẩm trên đều dùng thanh thiên theo nghĩa tính từ trong câu áo mầu thanh thiên và chiếc ô lụa mầu thanh thiên. Phan Vũ là họa sĩ càng không thể nhầm về mầu sắc.

Thưa ông HTC, ông nghĩ thế nào khi ông hạ bút với những dòng chữ khinh bạc trước một nhà giáo công huân và khả kính của nước ta, đến người Pháp non 100 năm trước còn phải kính phục: “… Trong thực tế, người Việt không biết chữ Hán như GS. Nguyễn Lân rất dễ lẫn lộn “thanh thiên với thiên thanh”"

Đáng tiếc như tôi vừa trình bầy, người nhầm lẫn trong trường hợp này lại là ông. Ông đã không ngờ rằng trong ngôn ngữ Việt cũng như nước ngoài có thể thay đổi từ loại.

2. Về câu tục ngữ: "Đường đi hay tối, nói dối hay cùng" (trang 107, sách HTC)

GS. Nguyễn Lân giảng giải như sau:

“Đường đi hay tối, nói dối hay cùng: ý nói: kẻ nói dối một lúc nào đó sẽ bị lộ, không thể cứ tiếp tục nói dối mãi”

Ý kiến HTC như sau:

“Sự lầm lẫn này không chỉ có trong từ điển của GS. Nguyễn Lân. Hình thức đúng của câu tục ngữ là “đường tắt hay tối, nói dối hay cùng” không phải “đường đi hay tối”. Nếu là “đường đi” nói chung, tại sao lại hay tối được?. (ở trang 20 sách HTC) HTC viết: “Không ít trường hợp GS. Nguyễn Lân tự chữa thành ngữ tục ngữ. Tôi đặt câu hỏi “Trong trường hợp này là “Đường tắt” hay “Đường đi”, tốn nhiều thời gian mới đọc được ở trang 103 cuốn “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” xuất bản lần thứ 8 của NXB Khoa học Xã hội - Hà Nội 1978. Một tác phẩm trong cụm công trình được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh ngay đợt I (1996) của tác giả Vũ Ngọc Phan có câu: “Đường đi hay tối, nói dối hay cùng”

Vậy ý kiến “đường tắt hay tối, nói dối hay cùng” là Sai. Trong trường hợp này nếu HTC không trả lời được câu Đường tắt có xuất xứ từ tác phẩm có độ tin cậy nào, thì thưa ông HTC, chính ông là người tự chữa câu tục ngữ cổ xưa theo ý mình.

Phần tham khảo HTC có dẫn câu tục ngữ Hán “ Tiệp kính quẫn bộ” theo Đào Duy Anh trong Hán Việt từ điển nghĩa thứ 2 là “đi khó khăn”, vậy phải dịch là “đường tắt khó đi”, tra từ điển Trung Quốc phổ thông, chữ quẫn chỉ có 2 nghĩa: 1. Cùng khổ; 2. Gặp khó khăn. Có lẽ ông HTC lấy nghĩa thứ 3: quẫn là “lúng túng” trong mấy cuốn từ điển Hán Việt rồi đem dùng trong trường hợp này là không hợp.

3. Về nghĩa 2 chữ chỉ xác (trang 180)

GS.Nguyễn Lân giảng giải như sau:

“Chỉ xác (chỉ: cây bưởi; xác: vỏ). Vị thuốc làm bằng vỏ bưởi phơi khô: Nhiều tiền hoàng cầm, hoàng kỳ, ít tiền trần bì chỉ xác (tục ngữ)”

Ý kiến của HTC: “ Đây lại là một kiểu đoán chừng hoặc “dĩ hư truyền hư”, chép lại cái sai của một số cuốn từ điển khác”.

Đoạn dưới ông viết tiếp “chúng tôi cũng cẩn thận tra tìm mục bưởi (du) trong sách những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi xem vỏ quả bưởi có còn được gọi hay được dùng thay cho “chỉ xác” không… Không có bộ phận nào được gọi hay liên quan gì đến “chỉ xác”.

Đầu tiên phải khẳng định cái câu “không có bộ phận nào được gọi hay liên quan gì đến “chỉ xác” là ý kiến của riêng ông chứ không phải của tác giả bộ sách GS.TSKH. Đỗ Tất Lợi.

Bây giờ đến lượt tôi sẽ chứng minh rằng vỏ quả bưởi là có liên quan đến “chỉ xác” như sau:

1. Chỉ thực và chỉ xác đều là quả phơi khô của hơn 10 loài cây thuộc chi Citrus và Poncitrus, họ cam quýt (Rutaceae). Theo GS. Đỗ Tất Lợi ở Việt Nam cũng hái rất nhiều cây thuộc họ cam quýt. Việc xác định tên chính xác vẫn chưa làm được cho các loại cây đó.

Thường người ta nói đến cây chấp có lẽ thuộc về cây Citrus hystrix. DC.

Theo bài viết của HTC tôi mới chỉ thống kê được 4 loại cây là: Chanh gai, cây quất, quýt hôi và cây chấp… - Vậy là còn hơn 6 cây thuộc giống Citrus và Poncitrus nữa, chưa được thống kê ra đây. Cây bưởi thuốc giống cây Citrus đó và đã được các sách của Lê Văn Đức và Việt Nam từ điển và Đào Duy Anh trong Hán Việt từ điển cũng xác định cây chỉ là cây bưởi đắng. Về mặt phân loại thực vật cây bưởi có tên khoa học Citrus grandis Osbeck có thể xếp trong hơn 10 cây cùng giống Citrus và Poncitrus đang được thu hái dùng làm vị thuốc “chỉ xác” ở Việt Nam và thế giới.

2. Xét về thành phần hóa học, lấy cây chấp (Citrus hystrix. DC) hiện nay thường được dùng làm vị chỉ xác phổ biến trong các hiệu thuốc, thì tinh dầu Citral của quả chấp là chất hóa học có công năng thông phế, trục đờm, ráo thấp, tiêu thực. Chủ trị tức ngực, đờm vướng, ăn không tiêu, bụng đầy chướng.. (dẫn theo HTC). So sánh với các tài liệu trong cuốn sách GS.TSKH Đỗ Tất Lợi thì vỏ bưởi cũng có hàm lượng glucozit như trong vị “chỉ xác” được phân tích và công bố ở Trung Quốc, đặc biệt hàm lượng hoạt chất Citral và este của vỏ bưởi 26% là vào loại rất cao. Công dụng vỏ bưởi: chữa ăn uống không tiêu đau bụng, ho… chỉ cần một lượng nhỏ 4g đến 12g/ngày dưới dạng sắc uống, đã có tác dụng.

Bảng so sánh vỏ cây chấp và vỏ cây bưởi

Tên khoa họcCitrusCitrus

Thành phần hóa họcGlucozit, citralGlucozit, citral

Công năngThông phế trục đờm, ráo thấp, tiêu thựcThông phế trục đờm, ráo thấp, tiêu thực

Chủ trịChữa ho, tức ngực đờm vướng, ăn không tiêu, bụng đầy chướngChữa ho, tức ngực đờm vướng, ăn không tiêu, bụng đầy chướng.

Kết luận: Vỏ bưởi là 1 trong 10 loại Citrus sp (Citrus là tên giống còn tên loài dùng chữ sp tức là loại cây “chỉ xác” hiện nay vẫn chưa xác định cụ thể được tên loài).

Một lần nữa GS. Nguyễn Lân đã đúng, còn HTC có ân hận không khi đã dùng lời nặng nề đối với cụ: “ Đây là một kiểu đoán chừng…” về phần mình HTC dù viết dài dòng, rắc rối mà vẫn cứ sai !

Lã Trọng Long

Ngành hoa cây cảnh Việt Nam, cơ hội cho người trẻ

Gần 45.000 ha trồng hoa, cây cảnh với sản lượng đạt hơn 45.000 tỷ đồng mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu hoa vượt mốc 100 triệu USD, Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành hoa cây cảnh khu vực và quốc tế.

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

Đang cập nhật dữ liệu !