Gợi ý bài viết UPU 47: Lá thư mang thông điệp hãy bảỏ vệ nguồn nước

Chỉ còn 1 tháng nữa sẽ hết hạn nộp bài dự thi viết thư UPU 47, các bạn học sinh hãy chọn cho mình một thông điệp cho bài viết của mình thêm sinh động với chủ đề em tưởng tượng mình là lá thư xuyên thời gian.

Bảo vệ nguồn nước sạch ngay từ hôm nay . Gợi ý cách viết thư UPU lần thứ 47

Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 47 năm 2018 là cuộc thi hàng năm do Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) tổ chức dành cho trẻ em. Mục tiêu của cuộc thi nhằm góp phần phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của các em; đồng thời tạo điều kiện thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc trong thế hệ trẻ; và cũng là giúp các em hiểu thêm về vai trò của ngành Bưu chính trong phát triển xã hội.

Chủ đề viết thư UPU năm nay chỉ đưa ra một giới hạn duy nhất: Em hãy tưởng tượng mình là một bức thư. Hãy đóng vai một bức thư và sứ mệnh của bức thư là chứa đựng thông tin, là sự kết nối, trao đổi, chia sẻ suy nghĩ, tình cảm, ý tưởng, mong muốn, ước mơ… của người này với người khác.

Dưới đây chúng tôi giới thiệu đến các bạn một gợi ý để viết thư UPU lần thứ 47 với thông điệp hãy bảo vệ nguồn nước sạch.

Trái đất những năm 4000...

Xin chào các bạn những năm 2000, tôi là lá thư đến với các bạn bằng cỗ máy xuyên thời gian, tôi muốn nhắn nhủ tới các bạn, nơi hành tinh chúng ta đang sống thực sự đáng báo động. Nếu chúng ta không bắt tay ngay từ hôm nay, thế hệ mai sau không còn nước để sử dụng. Mọi nơi sẽ trở thành những xa mạc cát trắng.

Tôi xin lấy dẫn chứng để các bạn có thể tưởng tượng ra, nguồn nước không dồi duo như chúng ta nghĩ. Nó không phải là thứ tài nguyên vô hạn.

Tờ Les Echos (Tiếng vang) của Pháp ngày 28/8 đã đăng bài viết “Tình trạng khan hiếm nước ngày càng nghiêm trọng hơn trên hành tinh”, dẫn báo cáo tổng hợp từ nhiều nghiên cứu được công bố tại hội nghị trên cho thấy hiện vẫn có tới 633 triệu người không có đủ nước dùng và tình trạng sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn ở khắp nơi trên trái đất.


Bài báo dẫn báo cáo tổng hợp từ nhiều nghiên cứu được công bố tại hội nghị trên cho thấy, hiện vẫn có tới 633 triệu người không có đủ nước dùng và tình trạng sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn ở khắp nơi trên Trái Đất. Báo cáo nhấn mạnh nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng khan hiếm nguồn nước sạch là hiện tượng Trái Đất nóng lên khiến các đợt khô hạn diễn ra thường xuyên hơn.

Ngay cả một số thành phố châu Âu, như Rome, cũng trải qua tình trạng thiếu nước trong mùa Hè năm nay. Biến đổi khí hậu còn làm đảo lộn việc phân bổ mưa trên thế giới. Trong khi mây ngày càng dày hơn tại các vùng cực, thì tại các khu vực xích đạo như phía Nam sa mạc Sahara, Nam Mỹ hay Trung Đông, mây lại mỏng hơn. Mưa lũ cũng ngày càng diễn biến phức tạp với sức tàn phá lớn tại một số vùng, như Bangladesh, nơi có khoảng 6 triệu người dân thường xuyên bị lũ lụt đe dọa.

Một nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng khan hiếm nguồn nước sạch là do trữ lượng nước trong các mạch nước ngầm sụt giảm nghiêm trọng. Các mạch nước ngầm vốn chiếm tới 30% lượng nước dự trữ của hành tinh, song lượng nước được lấy đi vượt quá lượng nước bổ sung nhờ mưa. Giới chuyên gia dự báo trong 20 năm nữa sẽ có tới 60% mạch nước ngầm riêng tại Ấn Độ rơi vào tình trạng cạn kiệt.

Cùng với đó, nhân loại đang đứng trước thực tế dân số thế giới gia tăng không ngừng, ước tính sẽ tăng thêm 2,3 tỷ người vào năm 2050, nhiều hơn 20% so với hiện nay. Điều này cũng là một yếu tố khiến nhu cầu sử dụng nước sạch tăng vọt.

Theo một nghiên cứu từ Hiệp hội ngành nước của Mỹ, riêng tại quốc gia này, mỗi ngày có gần 23 tỷ lít nước bị lãng phí do hệ thống ống nước bị rò rỉ. Trong khi đó, Tổ chức bảo vệ rừng (GFW) cảnh báo, trong 14 năm gần đây, có đến 22% thảm thực vật của các lưu vực sông lớn bị phá hủy.

Chính vì lẽ đó, ngay từ hôm nay, chúng ta cần nỗ lực đề ra các biện pháp thiết thực, hữu ích. Ngoài việc sử dụng nước tiết kiệm, các nước cần tháo gỡ tận gốc vấn đề bằng cách bảo vệ rừng trên các lưu vực, để bảo đảm chế độ nước được ổn định.

Một số giải pháp về bảo đảm nguồn nước sạch theo tôi chúng ta có thể áp dụng đó là:Một số giải pháp về bảo đảm nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường đó là:

Giữ sạch nguồn nước: Nâng cao ý thức cộng đồng để giữ sạch nguồn nước bằng cách không vứt rác bừa bãi, không phóng uế bậy, không thải trực tiếp vào nguồn nước sạch, không dùng phân tươi làm phân bón; sử dụng thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn. Cần hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước .

Tiết kiệm nước sạch: Giảm lãng phí khi sử dụng nước vào các sinh hoạt như nước dội vào nhà vệ sinh, tắt vòi nước khi đánh răng; kiểm tra, bảo trì cải tạo lại đường ống, bể chứa nước để chống thất thoát nước; dùng lại nguồn nước bể bơi, nước mưa vào những việc thích hợp như cọ rửa sân, tưới cây…

Xử lý phân gia súc ,động vật: Cần có kế hoạch thu gom với hố ủ hợp vệ sinh,chuồng trại cách xa nguồn nước theo qui định vệ sinh, có nền không thấm nước.

Xử lý rác sinh hoạt và chất thải khác: Cần có phương tiện chứa rác có nắp đậy kín, đủ sức chứa nhất là rác hữu cơ ở gia đình, khu tập thể cũng như nơi công cộng, đồng thời có biện pháp xử lý hợp vệ sinh không gây ô nhiễm nguồn nước.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Đang cập nhật dữ liệu !