Giữ màu xanh xích tùng cổ Yên Tử

Về với non thiêng Yên Tử, bên cạnh lối cáp treo, nhiều du khách vẫn lựa chọn con đường bộ từ chùa Giải Oan lên khu vực tháp Tổ, chùa Hoa Yên để đi qua hàng tùng cổ hàng trăm năm tuổi...

Về với non thiêng Yên Tử, bên cạnh lối cáp treo, nhiều du khách vẫn lựa chọn con đường bộ từ chùa Giải Oan lên khu vực tháp Tổ, chùa Hoa Yên để đi qua hàng xích tùng cổ hàng trăm năm tuổi nơi đây. Bởi lẽ, vừa ngắm nhìn những hàng cây to, toả bóng rợp mát vừa cảm nhận không khí linh thiêng, trầm mặc của vùng đất Phật khi tản bộ dưới hàng tùng cổ là một trải nghiệm đáng nhớ…

d
Trải nghiệm đi dưới đường tùng cổ ở Yên Tử được nhiều khách hành hương yêu thích.

Tùng cổ ở Yên Tử vốn được người xưa trồng chứ không phải cây mọc tự nhiên, có lẽ bởi những giá trị văn hoá, tâm linh đặc biệt của nó. Thượng toạ Thích Đạo Hiển, Phó Ban trị sự GHPG Quảng Ninh, phân tích: Cây tùng có sức sống hàng nghìn năm, sống được ở những địa hình, khí hậu khắc nghiệt nên được ví như bậc chân nhân quân tử, các nho sĩ sống cuộc đời thanh bạch. Tương truyền, giống xích tùng này vốn chỉ có ở Ấn Độ, sau này được mang sang nước ta và được Phật hoàng Trần Nhân Tông và các tăng sĩ của giáo phái đem trồng ở các di tích, tuyến đường hành hương của Yên Tử.

Hiện nay ở Yên Tử còn rất nhiều xích tùng, đẹp nhất là con đường tùng cổ, với những hàng tùng lớn. Bước chân qua những rễ tùng giống như đang thể nghiệm đi lại trên con đường mà các vị tiền nhân từng đi; vừa đi vừa chiêm nghiệm lại những giá trị bất hủ mà Phật hoàng Trần Nhân Tông và các tổ sư minh triết ở Yên Tử để lại cho chúng ta, giúp chúng ta sống đẹp hơn, xứng đáng với tiền nhân hơn.

Cứu xích tùng cổ

Là loài cây cổ có giá trị đặc biệt như thế nhưng xích tùng ở Yên Tử cũng không tránh khỏi quy luật của thời gian và những tác động từ con người. Quần thể tùng cổ ở Yên Tử theo thống kê trong vòng 10 năm trở lại đây, đã giảm từ 247 cây sống đến nay chỉ còn 237 cây. Đó là những cây chết vì sét đánh, đổ gẫy do mưa bão và sâu bệnh xâm hại. Những cây tùng cổ còn sống cũng gặp nhiều vấn đề như bị sâu bệnh, mối đục ruỗng gốc, ảnh hưởng tới thân, cành…

 
f
Xích tùng cổ Yên Tử chịu nhiều tác động từ thiên nhiên khiến nhiều cây bị chết, sâu bệnh...

Tuy nhiên, tác động từ con người lên sức sống của tùng cổ theo các nhà khoa học vẫn là chủ yếu, đặc biệt là ở đường tùng. Con đường hành hương đi qua đường tùng cổ trước đây là lối đi duy nhất dành cho du khách khi về với các điểm chùa, tháp của Yên Tử. Khoảng chục năm trở lại đây thì lượng khách về Yên Tử ngày càng tăng, mặc dù có thêm tuyến cáp treo đưa du khách lên thẳng khu vực tháp Tổ, chùa Hoa Yên thì hàng năm vẫn có hàng trăm nghìn khách đi qua đường tùng, vô tình có, cố ý có gây tác động có hại lên các cây tùng cổ.

Chỉ quan sát cũng dễ dàng nhận thấy, những bộ rễ tùng nổi trên mặt đất do mưa xói lở, bị người đi giẫm lên làm trơ cả phần lõi… Chính vì vậy, việc tuyên truyền trực quan thông qua nhiều hình thức đã được Ban Quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử thực hiện tới các du khách thường xuyên từ nhiều năm qua. Bên cạnh đó, họ cũng đã có không ít giải pháp để “chữa bệnh” cho các “lão tùng”. Đồng thời tìm cách nhân giống tùng Yên Tử từ hạt.

Người kiên trì ươm gieo và thành công trong việc ươm giống tùng này phải kể đến anh Phạm Văn Sự, người có 13 năm công tác tại Yên Tử. Trò chuyện với chúng tôi về quá trình nhân giống tùng, anh Sự chia sẻ: Từ năm 2003, tôi bắt đầu thu lượm hạt xích tùng cổ Yên Tử để gieo nhân giống. Hạt nảy mầm đạt 80% nhưng cây lại hay bị thối nõn, thối rễ cho đến năm 2005 - 2008 thì tôi mới thành công trong việc xử lý được bệnh nấm của rễ và lá non. Đến năm 2010, tôi mới chắc chắn và dám báo cáo lãnh đạo đơn vị và thành phố là có thể gieo và phát triển được xích tùng Yên Tử…

f
Cây tùng con được anh Phạm Văn Sự nhân giống thành công từ hạt xích tùng cổ Yên Tử.

Có nguồn giống tốt nhưng để hội đủ các yếu tố cần thiết để “cứu” các “lão tùng” Yên Tử một cách bài bản thì phải cho đến khi Dự án Chăm sóc, bảo tồn các cây xích tùng cổ tại Rừng quốc gia Yên Tử, TP Uông Bí, với tổng vốn trên 26 tỷ đồng, được triển khai.

Ông Nguyễn Đỗ Tuấn, cán bộ phụ trách Đầu tư Xây dựng cơ bản Ban quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử, cho biết: Từ vườn ươm tại nhà của anh Sự, 50 cây xích tùng con từ 7-10 năm tuổi đã được đưa về trồng ở Yên Tử, thay thế những cây xích tùng cổ đã chết. Dự án cũng đã và đang thực hiện nhiều nội dung khác nữa, như chăm sóc, “chữa bệnh” cho các cây xích tùng cổ còn lại (cắt tỉa cành chết khô, xử lý sâu bệnh, cắt dây leo, phát quang, tạo không gian dinh dưỡng cho cây…); nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng vườn ươm thực vật; gieo ươm 300 cây giống xích tùng; sưu tầm và chăm sóc 50 cây tái sinh tự nhiên.

Với các bộ rễ tùng nổi trên mặt đất, giải pháp của đơn vị thi công là kè lại toàn bộ và phủ đất lên các rễ tùng. Chúng tôi cũng mở thêm đường trúc song song với đường tùng để giảm tải lượng khách lên đường tùng...

 
f
f
f
"Chữa bệnh" cho các "lão tùng" Yên Tử.

Khuyến khích du lịch có trách nhiệm

Dạo bước trên đường tùng Yên Tử, anh Vũ Thái Sơn, du khách đến từ TP Hạ Long chia sẻ: 10 năm nay, năm nào tôi cũng hành hương về Yên Tử và lần nào cũng chọn đi lối đường tùng. Đi dưới đường tùng, tôi rất thích vẻ cổ kính, thâm trầm của các cây cổ ở đây. Quan sát, tôi thấy nhiều rễ cây ăn nổi lên mặt đất nên thường tránh giẫm chân hay chọc gậy vào các rễ cây này. Tôi mong đến đời con, cháu mình khi về Yên Tử thấy đường tùng vẫn còn, cây tùng vẫn xanh, sống mãi như thế...

Anh Sơn là một du khách rất có trách nhiệm với di sản, không chỉ yêu mến mà còn biết thể hiện trách nhiệm bằng những việc làm cụ thể, giảm thiểu việc xâm hại lên các cây tùng cổ. Tuy nhiên, không phải du khách nào cũng ý thức hết điều đó như thế. Vì vậy, việc khai thác đường tùng cho du lịch văn hoá tâm linh ở Yên Tử, bên cạnh việc tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức du khách, rất cần khuyến khích, ưu tiên phát triển các loại hình du lịch có trách nhiệm hơn.

 
f
50 cây xích tùng con từ 7-10 năm tuổi đã được trồng ở Yên Tử, thay thế những cây xích tùng cổ đã chết, hiện có sức sống tốt.

Công ty CP Phát triển Tùng Lâm hiện đang đi theo hướng này. Trò chuyện với chúng tôi, ông Lê Trọng Thanh, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển Tùng Lâm, chia sẻ: Sau rất nhiều những cuộc khảo sát, đánh giá, chúng tôi thấy rằng, du khách được đi qua hàng cây xích tùng cổ dưới chân tháp Tổ thì với họ đấy là cơ duyên rất lớn. Thiên nhiên giao hoà trong không gian của Yên Tử tạo cho họ rất nhiều cảm xúc mà không phải nơi nào cũng có được.

Chính vì vậy, khi xây dựng các sản phẩm trải nghiệm cho du khách tại Yên Tử thì chúng tôi lấy chất liệu, hình ảnh, nội dung cao quý của hàng tùng cổ tại đây để xây dựng các sản phẩm, như: Hành hương theo dấu chân Phật hoàng, thiền ca, trà thiền, trà đạo dưới hàng xích tùng cổ... Tất cả quyện lại làm cho giá trị của Yên Tử lan toả hơn.

Nhận thức rõ về giá trị của các cây tùng cổ, công ty đã phát tâm làm các cột bê tông giả gỗ để chống cho các cây bị nghiêng, sâu trong các năm 2003, 2004, 2005, cho đến giờ các cây này vẫn rất khoẻ mạnh. Rồi chúng tôi làm các con đường có bậc đá dễ đi, có lan can vào khu thác Vàng, để du khách có thể khám phá thiên nhiên, hành thiền trên cung đường đó…

f
Một tour thiền hành dưới đường tùng Yên Tử, do Công ty CP Phát triển Tùng Lâm tổ chức.

Thiết nghĩ, bên cạnh các dự án chăm sóc, bảo tồn xích tùng thì khai thác bền vững các giá trị của tùng cổ cũng góp phần chung tay bảo tồn loài cây quý này của Yên Tử. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, dự án hiện đang gặp khó khăn về kinh phí.

Ông Nguyễn Đỗ Tuấn cho biết: Dự án kể trên được bố trí kinh phí từ nguồn trích nộp ngân sách nhà nước từ nguồn thu phí tham quan Yên Tử hàng năm. Nhưng sau khi chúng tôi tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng với đơn vị thi công từ cuối năm 2019, hai năm nay, đại dịch Covid-19 bùng phát và kéo dài, khiến lượng khách tới tham quan Yên Tử giảm sâu, ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu ngân sách đầu tư cho dự án cũng như tiến độ thực hiện dự án.

Vì vậy, đơn vị đã chủ động tuyên truyền về Dự án Chăm sóc, bảo tồn các cây xích tùng trên các phương tiện thông tin đại chúng để thu hút và kêu gọi các nguồn xã hội hóa cho dự án, góp phần gìn giữ, bảo tồn quần thể cây xích tùng cổ Yên Tử cho hôm nay và mai sau... 

Theo baoquangninh.com.vn

Nữ biên tập viên về quê làm việc bị gièm pha, sau chục năm giúp cả nhà đổi đời

Bỏ việc biên tập viên, chị Lương Thy Hương mở quán bán trà sữa giữa vô vàn lời gièm pha. Sau vài năm, chị có nguồn thu nhập ổn định, góp vốn giúp chồng mở xưởng nội thất.

Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm

Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Đang cập nhật dữ liệu !