Giống bánh Trung thu quá ha!

Và những chiếc bánh chẳng giống ai, chẳng theo một chuẩn nào đã làm ra những khoảnh khắc vô giá, giữ được nhịp điệu Trung thu trong tuổi thơ con gái tôi…

Vợ chồng tôi đều là kẻ ngoại đạo với bếp núc, nhất là “bếp bánh”. Việc gồng gánh căn bếp suốt mùa phong tỏa khiến cả hai sắp “thoi thóp” muốn đình công.

Nhưng khi tấm lịch hiện ra những ngày đầu tiên của tháng Tám âm lịch, chồng tôi quả quyết: “Sắp Trung thu rồi, không thể để “con Vy” nó lấy luôn quyền ăn bánh Trung thu của mình được!”. 

Thế là vợ chồng “đốt lửa”, truyền tâm huyết cho nhau làm bánh Trung thu. Nhìn mớ nguyên liệu và công thức được chia sẻ trên mạng, lắm lúc tôi cũng… nhụt chí. Tôi hỏi: “Có chắc là mình làm được không anh?”.

Chồng tôi, lẳng lặng đi lục trong nhà kho ra một chiếc lồng đèn cũ. Đó là chiếc lồng đèn dỏm chạy bằng pin - chiến lợi phẩm trong lần ăn Trung thu đầu đời của con gái. 

Bánh này có con gái góp khuôn
Bánh này có con gái góp khuôn

Ngày này năm ngoái, mẹ tôi cuống quýt bồng đứa cháu mới tròn 12 tháng tuổi đi dự Trung thu do chung cư tổ chức. Lúc ấy tôi ngại COVID-19, sợ chỗ đông người nên chần chừ. Mẹ tôi quả quyết: “Hồi nhỏ đứa nào trốn mẹ chạy theo coi múa lân, mà giờ giữ rịt con trong nhà?”. Tôi nghe phép đối sánh đó thì sợ quá, bèn đeo khẩu trang cho con gái rồi cùng mẹ đưa con xuống sân.

Bây giờ, chồng tôi đem cái lồng đèn năm trước ra thay pin. Cái lồng đèn hát to: “Chiếc đèn ông sao năm cánh tươi màu…”. Tôi nghe như một lời giục giã, bèn quả quyết với chồng: “Ô kê, làm bánh nhé! Phải thành công nhé!”.

Dịch bệnh thế này, gia đình không có gì nhiều ngoài… thời gian. Chúng tôi vừa làm vừa suy tính, cẩn thận tuân thủ công thức tối đa trong điều kiện nghèo nàn về nguyên liệu và… tay nghề. Sau khi nhồi bột để làm vỏ bánh, ngâm đậu xanh, đậu đỏ để làm nhân bánh, chồng tôi phát hiện: “Ơ, chưa có cái khuôn!”. Chết dở, nhà tôi… ba đời không làm bánh, giờ có lục tung nhà cũng không tìm nổi cái khuôn bánh. Trong lúc bế tắc, chồng tôi hiến kế: “Mình lấy cái chén làm khuôn cũng được!”. 

Bánh Trung thu hình chén? Chỉ hình dung tới thôi đã… mất hết cảm hứng. Tôi ậm ờ rồi ngoan ngoãn đãi vỏ đậu xanh, luộc đậu đỏ, nhưng não bộ thì không ngừng suy tính. Đến khi đậu xanh và đậu đỏ mềm, đủ chuẩn để cán mịn ra làm nhân, thì đầu óc tôi sáng bừng lên: “À, sao không lấy mấy đồ chơi của con gái làm khuôn bánh!”.

Giỏ đồ chơi của con gái được lục tung lên để kiếm mấy món có hình thù nhưng rỗng ruột. Tôi xếp ra hai món đồ chơi có thể trưng dụng làm khuôn, đứa con gái hai tuổi nhanh nhảu lục tìm và lẹ làng lấy ra thêm bốn món tương tự.

Bánh này có con gái góp khuôn
Giống bánh Trung Thu quá ha

Lúc này tôi mới nhận ra, những món đồ có hình thù con vật và rỗng bên trong đều nằm trong một bộ đồ chơi tạo hình với cát. Tôi soi kỹ từng món rồi chọn ra hai món có thể làm khuôn bánh chuẩn chỉnh. Tôi xoa đầu con gái: “Mẻ bánh này có con gái góp khuôn đó nha!”. Con xoắn xuýt, cười tít.

Hai loại bánh mà chúng tôi sẽ làm đó là bánh Trung thu nhân đậu xanh trứng muối, và bánh Trung thu nhân đậu đỏ. Chồng tôi phụ trách phần vỏ bánh và tạo hình, tôi chỉ tập trung làm nhân bánh. Trong lúc tôi xay đậu cho mềm mịn và xoay xở với các thể loại “tỷ lệ đường và đậu”, thì anh “sấp mặt” với hàng chục clip dạy làm vỏ và bắt bánh.

Quả thật, ngoài những người dạy làm bánh dễ hiểu thì cũng có những cao thủ chuyên “dọa nạt” những kẻ mon men yêu bếp. Họ càng dạy, chúng tôi càng thấy… khó. Thỉnh thoảng, thấy các thầy giáo online tỏ ra nguy hiểm quá, chồng tôi lại bảo: “Mình chơi dại thật rồi!”.

Sau gần một ngày vật vã với YouTube, trang mạng và thực tế đầy sơ sài của cả nguyên liệu, tay nghề lẫn dụng cụ làm bánh, mẻ bánh Trung thu đầu tiên cũng ra lò. 

Lúc mở lò nướng, tôi gào lên: “Nó đây rồi!”. Mấy chiếc bánh con cá chép, cá ngựa, và cả bánh hình chữ nhật đã chín vàng và thơm phức.

Chồng tôi hớn hở khen một câu đầy tính chia rẽ: “Nhìn… giống bánh Trung thu quá ha!”. Tôi mặc kệ, hí hửng xếp bánh ra bàn. Con gái thấy “con cá đồ chơi” hiện ra trong chiếc bánh nóng hổi thì lại cười tít, vừa cười vừa chạy vòng quanh bày tỏ sự phấn khích. 

Thành phẩm
Thành phẩm

Lúc này, chồng tôi lại… tỏ ra hiểu biết: “Bánh Trung thu làm xong phải để hai, ba ngày cho bánh lại đường, vỏ bánh mềm lại, và dầu tiết ra làm óng ánh bề mặt vỏ bánh. Em có nhớ mấy cái bánh Trung thu mọi khi mình ăn nó hơi óng ánh bề mặt không?”.

Tôi hơi cụt hứng: “Phải hai, ba ngày mới ăn được á?”. Anh gật. Cái gật đầu của người đã xem 7749 clip làm bánh nhìn thật chắc chắn! Tôi không ngăn được một cái nhếch mép: “Có cần thiết không?”. Anh phá lên cười: “Thôi kệ, mình ăn luôn đi!”.

Đĩa bánh Trung thu được bày ra, cả nhà quây quần khi trời sập tối. Đây là mùa Trung thu đầu tiên của cả gia đình. Đây cũng là lần đầu tôi được ăn “bánh Trung thu nóng”, là mẻ bánh được làm bằng sự… bất chấp các quy tắc, bất chấp sự thiếu thốn - chỉ tuân thủ duy nhất ước muốn: được ăn bánh Trung thu đúng dịp. 

Cuối cùng thì “bếp lười” cũng vượt qua thử thách. Và những chiếc bánh chẳng giống ai, chẳng theo một chuẩn nào đã làm ra những khoảnh khắc vô giá, giữ được nhịp điệu Trung thu trong tuổi thơ con gái tôi… 

Những phiên bản bánh Trung thu đặc biệt của 'đầu bếp mẹ'

Những phiên bản bánh Trung thu đặc biệt của 'đầu bếp mẹ'

Chỉ một ít bột mì còn sót lại, vài giọt mứt dâu dưới đáy chai… cũng đủ để những đầu bếp mẹ làm nên nhiều tác phẩm bánh Trung thu ngọt ngào.

Theo www.phunuonline.com.vn

Lừa đảo trực tuyến đang nhắm đến trẻ em và người cao tuổi

Không chỉ là nạn nhân trực tiếp của các vụ lừa đảo trực tuyến, trẻ em và người già còn có thể bị các đối tượng xấu sử dụng thông tin cá nhân để tấn công lừa đảo những người thân của họ.

Á hậu tiết lộ bí quyết gắn kết tình cảm vợ chồng khi hôn nhân căng thẳng

Sau sinh, Á hậu Ngọc Khánh có dấu hiệu trầm cảm, chồng của cô cũng căng thẳng do con khó nuôi. Để hâm nóng tình cảm, cả hai đặt ra quy tắc nắm tay nhau trong lúc ngủ.

Tạm giữ kẻ tống tiền người tình đã có chồng bằng clip ân ái

Trong thời gian yêu nhau, Phạm Viết Khoa đã quay lại nhiều video clip ân ái với người tình rồi dùng nó để đe dọa, tống tiền người tình.

Có môn nào dạy cho người ta bớt buông lời cay nghiệt không?

Thiên hạ vẫn đang bàn đủ thứ chuyện về giáo dục, môn nào chính, môn nào phụ, nên học môn nào, bỏ môn nào; nhưng có môn nào dạy cho người ta bớt buông lời cay nghiệt không?

Lời chúc Ngày Gia đình Việt Nam hay, ý nghĩa

Nhân Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, hãy gửi tới người thân yêu của chúng ta những lời chúc tốt đẹp nhất.

6 tác động xấu đối với đàn ông khi quá lâu không làm 'chuyện ấy'

Một số nghiên cứu chỉ ra đàn ông quan hệ tình dục đều đặn có thể tăng cường sức khỏe, tăng tuổi thọ. Như vậy, nếu họ lười làm "chuyện ấy" có thể gặp một số bất lợi về cả thể chất lẫn tinh thần.

Những điều kiêng kỵ và nên làm trong tết Đoan ngọ 2023

Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, trong tết Đoan ngọ, ngoài chuẩn bị mâm cúng chu đáo để dâng lên tổ tiên, thần linh mọi người cần chú ý những việc sau để nhận về may mắn, tránh xui xẻo.

Khung giờ vàng cúng tết Đoan ngọ năm 2023

Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, có 4 khung giờ đẹp để cúng tết Đoan ngọ năm 2023.

Tết Đoan ngọ 2023 rơi vào ngày nào?

Hàng năm, tết Đoan ngọ diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch. Năm 2023, tết Đoan ngọ rơi vào thứ Năm, ngày 22/6 dương lịch.

Thoát khỏi địa ngục bạo hành sau đám cưới cổ tích làm dâu hào môn

Từ câu chuyện của Thủy Hương, chuyên gia tâm lý cảnh báo, mỗi phụ nữ khi bị bạo hành thì đừng cam chịu. Hãy phá vỡ sự im lặng, tìm đến trợ giúp pháp lý, chuyên gia tâm lý hoặc cơ quan công an để được tư vấn, bảo vệ kịp thời.

Đang cập nhật dữ liệu !