Giáo viên mầm non nhận trông nhóm trẻ tại nhà trong mùa dịch có đúng luật?

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, hơn 20 tỉnh thành đã chủ động cho học sinh tạm dừng đến trường. Tuy nhiên, nhóm học sinh mầm non và tiểu học gặp phải vấn đề khó khăn khi ở nhà trong khi bố mẹ vẫn phải đi làm.

Có con 3 tuổi học một trường mầm non ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), chị Hà Anh cho biết khi có lịch cho các con tạm dừng đến trường thì điều chị lo lắng nhất là việc ai trông con để đi làm. 

"Cùng thời điểm đó, trên group của tòa nhà nơi gia đình tôi sinh sống cũng có mấy cô giáo mầm non bắt đầu chiêu sinh. Các cô nói sẽ nhận trông giúp, chỉ làm nhiệm vụ chăm sóc bé, cho bé ăn, chơi với bé từ 7h sáng đến 6h chiều với giá là 300.000 đồng/ngày đã bao gồm cả giờ nghỉ trưa.

Ông bà đã già yếu cả nên không nhờ được, tìm giúp việc mà tìm gấp quá cũng không có người nên vợ chồng tôi bàn nhau đồng ý giá đó để có người trông con và con được chơi với bạn bè để bố mẹ yên tâm đi làm.

Tôi từng nghĩ đến việc phòng dịch bệnh nhưng chỉ biết hi vọng là con mình may mắn không tiếp xúc với ai bị nhiễm bệnh chứ cũng không có lựa chọn nào khác", chị Hà Anh nói.

{keywords}
 
{keywords}
Một số người nhận là giáo viên mầm non đăng nội dung nhận trông trẻ mầm non tại nhà trên mạng xã hội.

Cùng cảnh ngộ như nhiều phụ huynh khác, anh Phạm Tiến Thắng (quận Hà Đông, Hà Nội) lên nhóm “tìm người trông trẻ khu vực Hà Đông” để tìm người trông con giúp.

“Nhóm này khá đông, đa số là những cô giáo “thất nghiệp” mùa dịch nên gom trẻ để trông. Giá trung bình là 200.000 đồng/ngày/ trẻ. Ở đó cô giáo cam kết sẽ trông bé, cho bé ăn uống cả bữa sáng, bữa trưa, bữa phụ.

Ngoài ra, các bé còn được dạy một số nội dung hợp với lứa tuổi. Vợ chồng đều không xin nghỉ làm được, nhà có 2 đứa đều ở tuổi mầm non nên tôi biết giá hơi cao nhưng cũng phải tìm lớp gửi con để còn đi làm”, anh Thắng cho hay.

Nhiều người cho rằng việc các giáo viên mầm non gom trẻ để trông mùa dịch là vi phạm quy định phòng dịch vì trông trẻ ở nhà không đảm bảo các tiêu chí về độ an toàn. Đó là chưa kể việc gom trẻ như vậy rất có thể làm lây lan dịch bệnh, lúc đó thì hậu quả khôn lường.

Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: “Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Sở GD-ĐT Hà Nội đã chủ động cho tất cả các trường học trên địa bàn trong đó có cơ sở giáo dục mầm non công lập, tư thục hay nhóm trẻ nghỉ học để phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Nếu tổ chức, cá nhân nào đứng ra nhận trông nhóm trẻ là không đúng quy định và sẽ phải chịu trách nhiệm với việc đó”.

Theo quy định hiện hành, việc thành lập các cơ sở trông giữ trẻ phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ. Điều 12 Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 của Bộ GD&ĐT quy định, việc thành lập nhóm trẻ, trường mẫu giáo độc lập phải đáp ứng những điều kiện sau: 

Đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của các gia đình; Có giáo viên đạt trình độ; Có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu đúng quy định (phải có bếp ăn riêng, diện tích phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em đảm bảo ít nhất 1,5 m2/ trẻ; có chỗ chơi, có hàng rào và cổng bảo vệ an toàn cho trẻ, có phòng vệ sinh ít nhất 0,4 m2/ trẻ...).
Khi có đầy đủ các điều kiện trên, cá nhân có ý định thành lập nhóm trẻ phải gửi hồ sơ xin thành lập tới UBND cấp xã. Chủ tịch UBND cấp xã sẽ quyết định cấp phép hay không trên cơ sở có ý kiến bằng văn bản của Phòng GD&ĐT, nơi có cơ sở trông giữ trẻ.

Điều 34 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Sửa chữa, làm sai lệch hoặc giả mạo giấy tờ để được phép thành lập cơ sở có chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em; Sử dụng kinh phí của cơ sở có chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em không đúng quy định của pháp luật; Hoạt động mà không đăng ký thành lập hoặc không có giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật…

Như vậy, cơ sở trông giữ trẻ cần phải đăng ký thành lập thì mới được phép hoạt động. Tổ chức, cá nhân vi phạm điều kiện thành lập, hoạt động của cơ cở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em sẽ bị xử phạt hành chính đến 20 triệu đồng. Ngoài ra, cơ sở này còn bị buộc nộp lại số lợi nhuận bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Bên cạnh đó, khi gửi con ở những cơ sở trông giữ trẻ tự phát không đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, trình độ giáo viên sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do vậy, phụ huynh cần thận trọng, có kế hoạch trông giữ trẻ để đối phó với tình hình bệnh dịch có thể kéo dài, không nên tùy tiện gửi con ở những nơi không đảm bảo kẻo "tiền mất, tật mang".

Hoàng Thanh

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Đang cập nhật dữ liệu !