Giáo sư mặc quần sooc giảng bài: Đừng chỉ nhìn vào một bức ảnh

GS Thành cho biết, chỉ nhìn tấm hình thì chưa hoàn toàn chính xác và chưa nói lên thật sự hết ý nghĩa của nó, cần phải nhìn nhận sự việc trong bối cảnh nào và diễn biến ra sao. Theo GS Thành, bình thường ông vẫn mặc chỉn chu khi lên lớp.
Giáo sư mặc quần sooc giảng bài: Đừng chỉ nhìn vào một bức ảnh - ảnh 1

GS Trương Nguyện Thành trong buổi giảng về "Lộ trình sáng tạo"

Vào hai ngày 22 và 23/4, trong chương trình Innovation Roadmap (Lộ trình sáng tạo), GS Trương Nguyện Thành, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, đã mặc quần ngắn, áo vest (hoặc áo thun), để giảng bài.

Những hình ảnh ban đầu được đưa lên trên facebook của một chuyên gia giảng dạy về khởi nghiệp. Hình ảnh này cho thấy GS Thành đang ngồi chia sẻ trên hàng ghế diễn giả với hai khách mời khác. Trong đó, hai khách mời mặc áo quần bình thường nhưng ông Thành mặc áo thun, quần ngắn. Trước đó, ngày 22.4, ông mặc quần ngắn, áo vest để giảng bài trước đông đảo sinh viên.

Trao đổi về việc này, GS Trương Nguyện Thành cho biết: “Hình ảnh đó là trong buổi học nói về việc làm sao phát triển tư duy sáng tạo. Ở đó, tôi nói rằng muốn phát triển tư duy sáng tạo thì cần phải bỏ những rào cản về tư tưởng, không có gì giới hạn suy nghĩ của mình. Cần phải nghĩ vượt qua tầm giới hạn trong định kiến xã hội, gò bó trong ý tưởng, trong những gì chúng ta cho là được và không được… thì mới có khả năng sáng tạo. Nếu không sẽ luẩn quẩn trong những điều hiện có và không thể đột phá được.

Trong buổi học đó, tôi có cho một ví dụ: “Các em cầm quả trứng trên tay, làm gì được nếu không chỉ để ăn?”. Ví dụ thứ 2 là tôi bận bộ đồ vest như thế này, muốn sáng tạo thì tôi có thể làm gì với nó? Đó là lúc tôi chuyển sang mặc quần ngắn, mang vest.  Đưa thí dụ như vậy để sinh viên cũng không ngờ thầy làm như vậy. Nghĩa là trước đó họ bị rào cản trong tư tưởng là cái đó không được làm. Chính vì ý tưởng như vậy giúp sinh viên thoát khỏi và phát huy khả năng sáng tạo của mình”.

GS Thành cho biết, chỉ nhìn tấm hình thì chưa hoàn toàn chính xác và chưa nói lên thật sự hết ý nghĩa của nó, cần phải nhìn nhận sự việc trong bối cảnh nào và diễn biến ra sao. Theo GS Thành, bình thường ông vẫn mặc chỉn chu khi lên lớp, chỉ có buổi học về sáng tạo ông mới đột phá như vậy.

Nhìn nhận về vấn đề này, một giảng viên Trường ĐH Khoa học xã hội Nhân văn TP.HCM cho biết, ông không ủng hộ cách ăn mặc này. Ông cho biết, với truyền thống “tôn sư trọng đạo” của người Việt, người thầy đã bước chân lên giảng đường phải là mẫu mực, mô phạm. Ông không nhận xét về nội dung bài giảng hay kiến thức chuyên môn của GS Thành, nhưng theo ông, người thầy không nên tạo ra những dư luận không hay trong sinh viên của mình.

Cùng suy nghĩ này, anh Đức Huy (Bình Thạnh) nhận định: “Tôi không nói đến bài giảng của người thầy này, nhưng cách ăn mặc thì lạ quá. Lạ vì nó không giống ai và chưa ở đâu có, tôi cũng được may mắn là được học ở vài nước Á Âu, tôi cũng làm thầy ở trường đại học gần chục năm nay, đến nhiều trường đại học làm việc, không thấy ở đâu thầy giáo ăn mặc như vậy”.

Hoàng Duy, một cựu du học sinh cho biết: “Bản thân tôi cũng du học nhưng chưa được thấy cảnh tượng này. Cá nhân tôi nghĩ ăn mặc phải tuỳ theo hoàn cảnh và môi trường. Sẽ như thế nào nếu ai cũng dép lê áo ba lỗ đi dự hội thảo? Tự do cá nhân thì không ai cấm nhưng phải tôn trọng hoàn cảnh xung quanh”

Tuy nhiên, khá nhiều sinh viên lại thấy thích thú với cách sáng tạo này của GS Thành. Các bạn cho rằng, GS Thành là người tiên phong cho cách dạy và “truyền lửa” mới cho sinh viên bởi phải nhìn nhận cách ăn mặc của GS Thành trong tiết học cụ thể và hiệu quả của tiết học đó như thế nào.

Hoài Thanh, cựu sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM cho biết, khi đi du học bên Úc, bạn đã từng gặp nhiều giảng viên, giáo sư mặc áo thun, quần jean đi dạy, và bạn thấy điều này rất bình thường. Bạn nhận xét: “Khi một ai đó mặc đồ sang trọng lịch sự không có nghĩa là họ tôn trọng bạn. Đừng chỉ đánh giá qua vẻ bề ngoài, một người tốt thì dù mặc vest hay áo thun ba lỗ thì vẫn là người tốt. Một người thầy mặc quần jean áo thun mà dạy hay, dạy tốt thì đáng giá gấp trăm lần một người thầy mà ngoài bộ đồ vest thì không còn gì cả”.

Bạch Dương

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Á hậu Miss Grand Vietnam Hạnh Nguyên: Mẹ là giáo viên tiểu học, cha dạy ĐH Đồng Tháp

Lê Phan Hạnh Nguyên chia sẻ những tâm sự và câu chuyện đặc biệt về hành trình giành ngôi vị Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !