Giám đốc Sở Y tế Hà Nội giải thích lý do 'người dân không ra khỏi nhà khi không cần thiết'

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền đã giải thích lý do vì sao UBND TP Hà Nội vận động người dân không ra khỏi nhà khi không cần thiết.

{keywords}
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc  Hiền 

Chia sẻ với phóng viên, ông Hiền cho biết, dịch Covid-19 đang có diễn biến rất phức tạp ở trên thế giới và Việt Nam. Điều này cũng xảy ra tương tự ngay cả ở Hà Nội và các tỉnh xung quanh.

Ông Hiền nhấn mạnh “nếu không tuân thủ các biện pháp phòng dịch Covid-19  thì Hà Nội sẽ là địa phương có nguy cơ cao”.  

Do đó, lãnh đạo Sở Y tế khuyến cáo người dân hạn chế ra đường nếu không có việc cần thiết, không tụ tập đông người…, tuân thủ các biện pháp phòng dịch mà Bộ Y tế đưa ra.

Chiều cùng ngày, UBND thành phố Hà Nội phát đi văn bản vừa được ban hành về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Theo đó, thành phố yêu cầu thực hiện nghiêm các giải pháp tuyên truyền, vận động người dân không ra khỏi nhà khi không cần thiết và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; đeo khẩu trang khi ra ngoài cộng đồng

Hạn chế tập trung đông người (không quá 30 người) tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 1m khi tiếp xúc; thực hiện khai báo y tế theo quy định; khi có dấu hiệu ho, sốt, khó thở, viêm phổi phải đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

Tiếp tục dừng các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, sự kiện có tập trung đông người tại nơi công cộng và các sự kiện chưa cần thiết; hạn chế tập trung đông người trong việc hiếu, hỷ; dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường; không để quán nước vỉa hè hoạt động.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ khác phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch như trang bị phòng hộ cho nhân viên, đo thân nhiệt khách đến; bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư để rửa tay, sát khuẩn tại cơ sở và bảo đảm giãn cách khi tiếp xúc.

Đối với hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách công cộng, lái xe và người trên xe phải đeo khẩu trang, bố trí dung dịch sát khuẩn và thực hiện vệ sinh sát khuẩn tay. Các phương tiện vận chuyển hành khách phải được vệ sinh khử khuẩn theo quy định.

UBND thành phố yêu cầu người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở chịu trách nhiệm thực hiện công tác phòng, chống dịch trong cơ quan, đơn vị theo hướng hạn chế tổ chức các cuộc họp, hội nghị đông người khi chưa cần thiết; không tổ chức liên hoan, tiệc mừng; tăng cường các hoạt động trực tuyến và sử dụng công nghệ thông tin.

Đối với sự kiện phục vụ mục đích chính trị, kinh tế - xã hội thực sự cần thiết phải tổ chức thì cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định và thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm như: khử khuẩn phòng họp, kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế, đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, giữ khoảng cách an toàn.

Thành lập và duy trì triển khai các tổ “Giám sát và tuyên truyền phòng, chống COVID-19 tại cộng đồng” ở các tổ dân phố hoặc thôn, bản và khu dân cư.

Phát hiện, cách ly, khoanh vùng triệt để khi phát hiện ca lây nhiễm, xuất hiện ổ dịch trên địa bàn. Khi phát hiện ca bệnh dương tính phải khẩn trương khoanh vùng, khử khuẩn những địa điểm liên quan theo quy định; đồng thời tổ chức truy vết, xác định ngay các trường hợp F1, F2 để tiến hành lấy mẫu xét nghiệm và cách ly y tế.

UBND Thành phố cũng yêu cầu các điạ phương tổ chức lấy mẫu xét nghiệm PCR đối với các trường hợp từ thành phố Đà Nẵng và các khu vực có dịch của các tỉnh, thành phố khác (theo thông báo của Bộ Y tế) về từ ngày 15.7.2020; tổ chức cách ly với người đi từ vùng dịch về chưa qua 14 ngày; những trường hợp qua 14 ngày thì tuyên truyền, vận động người dân tự cách ly, làm việc tại nhà cho đến khi có kết quả xét nghiệm PCR âm tính. Trường hợp thật cần thiết, khi ra ngoài phải tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

N. Huyền 

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Nhiều quý ông đi 'tút tát' nhan sắc, nâng ngực, độn mông

Dù không phải người nổi tiếng, nhiều quý ông cũng có nhu cầu "nâng cấp" nhan sắc gương mặt, nâng ngực, độn mông hay hút mỡ bụng, thậm chí một lần làm nhiều dịch vụ.

Ngày càng nhiều người bị đột quỵ, bác sĩ chỉ cách ăn để phòng ngừa

Ngoài một số yếu tố di truyền không thể thay đổi, đột quỵ còn do nhiều tác nhân khác như thói quen ăn uống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc.

Hai bà cháu tử vong không rõ nguyên nhân, 4 người cùng nhà có triệu chứng lạ

Sau 4 ngày người cháu 2 tuổi bất ngờ tử vong, bà nội cũng có dấu hiệu lạ rồi qua đời. Sở Y tế Bắc Kạn đã vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Hé lộ lý do bé trai giống bố nhưng xét nghiệm ADN không phải con ruột

Nghi vợ có tình nhân, người chồng âm thầm xét nghiệm ADN cho 3 con và nhận kết quả bất ngờ về đứa con đầu lòng giống với mình nhất.

Vụ bé 5 tuổi tử vong do ngộ độc: Kế hoạch dang dở của bố mẹ dành cho con

Không khí tang thương bao trùm ngôi nhà cũ ở phường Xuân Hòa, TP Long Khánh (Đồng Nai) sau khi bé T.G.H. qua đời do ngộ độc bánh mì. Bố mẹ bé nước mắt tuôn rơi mỗi khi nhắc đến dự định mà giờ đây không thể thực hiện cho con được nữa.

Đang cập nhật dữ liệu !