Giám đốc BV K đưa ra những dấu hiệu ung thư ở phụ nữ

Ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung và ung thư buồng trứng là 4 bệnh ung thư phụ khoa có tỷ lệ nữ giới mắc cao nhất. Hiện nay, chìa khóa vàng của bệnh là tầm soát ung thư.

Ảnh minh họa.


Dấu hiệu ung thư ở phụ nữ


GS Trần Văn Thuấn – Giám đốc Bệnh viện K trung ương cho biết mỗi năm nước ta có thêm gần 75.000 phụ nữ phải gánh chịu căn bệnh ung thư. Cũng như nam giới, các bệnh ung thư mà chị em thường mắc là ung thư đại trực tràng, phổi, dạ dày và gan.

Tuy nhiên, loại ung thư phổ biến và liên quan nhiều đến yếu tố giới tính chính là ung thư vú và ung thư phụ khoa (bao gồm cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, âm đạo và âm hộ). Chỉ tính riêng ung thư vú và phụ khoa đã chiếm tới trên 1/3 (34%) số ca mắc ung thư ở nữ.

Theo GS Thuấn, chị em có thể không nhận thấy các triệu chứng ung thư, hoặc có thể bỏ qua, cho rằng chúng ít nghiêm trọng. Nhưng khi các triệu chứng dưới đây kéo dài hơn hai tuần, chúng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vú hoặc phụ khoa và chị em cần đến các cơ sở y tế uy tín để được khám, tư vấn và chẩn đoán:

- Đau hoặc đỏ vú, tụt núm vú, da vùng vú bị lồi lõm, co kéo bất thường.

- Chảy dịch vú, thay đổi màu sắc trên da của vú, một bên vú dày chắc hơn bên kia.

- Có hạch nách hoặc hố thượng đòn.

- Chu kỳ kinh nguyệt bất thường, thay đổi thói quen tiểu tiện.

- Xuất huyết hoặc chảy dịch âm đạo bất thường.

- Đau hoặc chảy máu sau khi quan hệ tình dục, đau vùng xương chậu.

Tầm soát là chìa khóa vàng

Trong các bệnh ung thư ở phụ nữ thì ung thư vú vẫn đứng đầu bảng số ca mắc và tử vong. Ước tính mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 14,1 triệu ca mới mắc ung thư, trong đó riêng bệnh ung thư vú chiếm tới 1,2 triệu ca. Ở nước ta, mỗi năm trên toàn quốc có khoảng 165.000 ca mới mắc và khoảng 115.000 trường hợp tử vong do ung thư, thì riêng ung thư vú chiếm khoảng 15.000 ca mới mắc và trên 6.000 trường hợp tử vong.

Tuy nhiên, bệnh ung thư vú hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu mỗi người có thói quen tự kiểm tra vú và đi khám sàng lọc ung thư vú. Các chị em nên tự khám vú sau kỳ kinh nguyệt khoảng 05 ngày, là lúc tuyến vú mềm và dễ cảm nhận nhất, tập cho mình thói quen khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư khi qua tuổi 40. Với những chị em có nguy cơ cao (trong gia đình có mẹ hoặc chị, em gái mắc ung thư vú, đột biến gen BRCA1/BRCA2, tuổi có kinh sớm, không sinh con,…), nên đi khám, tầm soát sớm hơn.

Khi phát hiện ra bệnh thì người bệnh cần phải tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ điều trị, bên cạnh đó người bệnh phải chuẩn bị cho mình một tâm lý thật vững vàng, một chí ý mạnh mẽ và niềm tin vào ngày mai tươi sáng.

Đối với ung thư cổ tử cung, bác sĩ khuyến cáo phụ nữ nên đi khám ung thư cổ tử cung trong ba năm kể từ lần sinh hoạt tình dục đầu tiên hay khi đến 21 tuổi. Sau đó, chị em nên hỏi bác sĩ thử nghiệm này phải được thực hiện bao nhiêu lần dựa trên độ tuổi và tiền sử sức khỏe của mình. Đa số phụ nữ đi thử nghiệm mỗi 1 đến 3 năm.

Khám phụ khoa được thực hiện để kiểm tra các căn bệnh trong âm đạo, cổ tử cung, tử cung và buồng trứng. Khám ung thư cổ tử cung là một xét nghiệm để kiểm tra các thay đổi trong cổ tử cung, có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư. Cũng có thể khám vú cùng lúc.

Hiện nay, việc tầm soát, phát hiện sớm ung thư trở nên dễ dàng và khả thi hơn. Ví dụ với ung thư vú đã có chụp nhũ ảnh (Mammography) và MRI, phiến đồ âm đạo 'PAP test' và HPV test cho ung thư cổ tử cung, FOB test và nội soi cho ung thư đại trực tràng, chụp CT liều thấp cho ung thư phổi…

Trên hết, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Các chị em nên tiêm vắc-xin phòng virus gây u nhú, ung thư cổ tử cung trong độ tuổi từ 9 – 26 (vắc xin phòng nhiễm HPV), vắc-xin phòng viêm gan B (HBV), tránh xa thuốc lá, hạn chế đồ uống có cồn, tập thể dục thường xuyên và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý với nhiều rau quả, ngũ cốc, hạn chế đường, tinh bột, đồ chiên, xào, thực phẩm đóng hộp...

Khánh Ngọc

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Đang cập nhật dữ liệu !