Giải mã chiến lược của Kim Jong Un qua loạt ảnh cuối 2019

Hình ảnh từ Triều Tiên luôn có sức lan tỏa rất mạnh, dù đó là ảnh Chủ tịch Kim Jong Un tại một khu suối nước nóng hay ông đang cưỡi bạch mã băng qua tuyết trắng.

Những hình ảnh đó có vẻ như đã được dàn dựng công phu nhưng chúng ẩn chứa nhiều tín hiệu mà các chuyên gia thường dựa vào đó để giải mã chiến lược tiếp theo của nhà lãnh đạo Triều Tiên.

Ảnh: KCNA/Reuters

Đặc biệt, năm 2019 đã chứng kiến những thăng trầm ngoại giao giữa ông Kim Jong Un, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và Tổng thống Mỹ Donald Trump.

"Về mặt lịch sử mà nói thì đó là một năm dài đến khó tin. Và vẫn còn nhiều mục tiêu dài hạn phải đạt được", C Harrison Kim, giáo sư Đại học Hawaii ở Manoa bình luận.

Với thực tế tương lai ngoại giao còn chưa rõ, giới phân tích đã rà soát mọi ngõ ngách báo chí nhà nước Triều Tiên để tìm kiếm những gợi ý mà thế giới có thể mong đợi sẽ diễn ra trong năm 2020.

Còn hai ngày nữa là hết thời hạn chót cuối năm 2019 mà Kim Jong Un đặt ra cho Mỹ phải nhượng bộ trong đàm phán phi hạt nhân hóa. Tiến trình ngoại giao giữa hai bên trở nên sóng gió sau hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội. Bình Nhưỡng đã tiến hành một số vụ thử tên lửa trong những tháng gần đây, bất chấp cấm vận của Liên Hợp Quốc. Các chuyên gia lo ngại rằng động thái tiếp theo có thể sẽ còn là "những bức thư đẹp đẽ" được trao đổi giữa lãnh đạo hai nước.

"Triều Tiên đã chừa chỗ cho những gì chính xác phải xảy ra, nhưng họ nói Mỹ cần phải đưa ra đề nghị nhượng bộ", John Delury - phó giáo sư trường Nghiên cứu Quốc tế Đại học Yonsei ở Seoul, nhận định. "Kim Jong Un rõ ràng đã tuyên bố thẳng về điều đó - ông ấy có một thời hạn chót".

Chẳng hạn, những bức ảnh gần đây chụp cảnh ông Kim Jong Un cưỡi ngựa trắng qua Núi Paektu đã gợi lên không chỉ hình ảnh nổi tiếng Tổng thống Nga Vladimir Putin cởi trần cưỡi ngựa. Trong những bức ảnh đó, ông Kim một mình ngồi trên lưng bạch mã, theo giới chuyên gia thì vì một lý do: Ông đang cố gắng thể hiện có thể trụ vững một mình dù quan hệ với Seoul và Washington xấu đi.

Ảnh: KCNA/AP

Biểu tượng Núi Paektu

"Lần cuối cùng Kim Jong Un tới Núi Paektu là với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In khi hai bên có hội nghị thượng đỉnh ở Bình Nhưỡng tháng 9/2018, mục đích là ngầm thể hiện rằng hai miền Triều Tiên sẽ cùng nhau xây dựng sự thịnh vượng", theo Jenny Town - thành viên Trung tâm Stimson ở Washinton và là biên tập viên trang 38 North chuyên về tình hình Triều Tiên. "Lần này, tôi nghĩ rằng Kim Jong Un tự cưỡi ngựa là hành động chủ ý. Nó ám chỉ 'Tôi sẽ tự mình tìm kiếm sự thịnh vượng, không cần ông Moon".

Núi Paektu được coi là vùng đất linh thiêng trong lịch sử Triều Tiên. Đây là nơi sinh của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il (qua đời năm 2011).

"Tôi nghĩ nó nhằm chứng thực năng lực và sức mạnh của ông ấy, rằng ông ấy là một người tài năng, có khả năng lãnh đạo tự nhiên", C Harrison Kim bình luận.

Cấm vận kinh tế đã tác động mạnh đến nền kinh tế Triều Tiên, nhưng trong khi Nga và Trung Quốc kêu gọi nới lỏng một số hạn chế để lôi kéo Bình Nhưỡng vào bàn đàm phán thì Mỹ nhất quyết không thay đổi.

"Đó là lý do tại sao chúng ta thấy Kim Jong Un đi ra ngoài, kết nối với những công nhân nhà máy trong một bức ảnh, nhưng lại cưỡi ngựa trắng trong một bức ảnh khác. Ông ấy đang cố gắng thể hiện mình là một nhà lãnh đạo có thể xử lý rất nhiều tình huống và con người", C Harrison Kim nói thêm. "Thời Kim Jong Il lãnh đạo là vô cùng khó khăn về kinh tế và vật chất. Và, Kim Jong Il chủ yếu được biết đến với hình ảnh kết nối với quân đội. Không có bức ảnh nào chụp ông trên đường phố, đang dạo bộ. Nhưng Kim Jong Un đang thực sự muốn khơi gợi thời kỳ hoàng kim của Triều Tiên - thời Kim Nhật Thành.

Hình ảnh thịnh vượng

Đầu tháng này, hãng thông tấn KCNA công bố loạt ảnh về thị trấn xã hội "không tưởng" mới có tên Samjiyon, với hàng nghìn ngôi nhà nằm giữa các sườn dốc tuyết.

"Nghị trình của Triều Tiên thực sự là một nghị trình phát triển kinh tế, và vì vậy tôi nghĩ có một tầm quan trọng lớn đối với dự án này", Town nói. "Nó chứng tỏ nền kinh tế vẫn mạnh mẽ bất chấp áp lực và khó khăn của đất nước".

Ảnh: KCNA/Reuters

Truyền thông Triều Tiên cũng đăng tải hình ảnh ông Kim Jong Un tại một buổi khánh thành Trung tâm Giải trí Văn hóa Suối nước nóng Yangdok, một tổ hợp nghỉ dưỡng có nhiều dốc trượt tuyết, công viên cưỡi ngựa và spa ngoài trời.

"Tất nhiên, Triều Tiên muốn các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, nhưng những bức ảnh này đang cố gắng cho thấy họ luôn tìm được cách sinh tồn và thậm chí phát triển mạnh", C Harrison Kim nhận xét.

Cuối cùng, những bức ảnh đẹp đẽ về các cơ sở mới của Triều Tiên hay cảnh Kim Jong Un cưỡi trên lưng ngựa đều nhằm thể hiện khả năng phục hồi trước khi ông Kim Jong Un có bài phát biểu năm mới 2020.

"Năm ngoái, bài phát biểu toàn là về hòa bình với Hàn Quốc và Mỹ. Nhưng năm nay thì tôi nghi ngờ điều đó", chuyên gia Town bình luận. "Thay vào đó, [Kim Jong Un] sẽ nói, 'Chúng tôi đã thử ngoại giao và nó không hiệu quả, nhưng hãy xem chúng tôi vẫn mạnh mẽ thế nào".

Thanh Hảo/ Vietnamnet
Từ khóa: Kim Jong Un quà giáng sinh của Triều Tiên vũ khí Triều Tiên bán đảo Triều Tiên căng thẳng Mỹ - Triều

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !