Giá như không quên con trên ô tô, nhỏ nhầm cồn 90 độ cho con...

Tôi cũng vài lần rơi vào trạng thái đãng trí, bất cẩn với các con. Lần nào tôi cũng ân hận "giá như..." nhưng rồi áp lực cuộc sống lại kéo tôi vào một cái bẫy khác.

{keywords}
Bé trai bị bỏ quên trên ô tô đã qua cơn nguy kịch.

Nhà tôi có người mắc bệnh nặng phải nằm viện điều trị. Cả tháng trời, tôi sống trong trạng thái căng thẳng, âu lo. Chiều qua, đưa con trai 16 tuổi đi học, thay vì mang con đến trường tôi chở thẳng cháu đến bệnh viện.

Thằng bé tưởng mẹ đưa đi thăm người thân. Nó không dám cằn nhằn, dù biết sắp đến giờ vào lớp. Con chỉ thẽ thọt nói: "Con vào viện 15 phút rồi đến lớp nhé".

Nghe tiếng con, tôi bừng tỉnh nhớ ra, quay xe đưa con tới trường. Suốt quãng đường 3km, tôi miên man trong suy nghĩ… Xe cứ chạy, từng số nhà vẫn lướt qua, nhưng rồi tôi lại vượt qua cổng trường con mà không có mảy may dấu hiệu dừng lại.

Lần này, con trai tôi vội nói “mẹ, quá rồi”. Tôi giật mình phanh gấp, hai mẹ con ngã nhào ra đường. Cũng may, đường không đông, xe đi tốc độ chậm nên không hề hấn gì.

Nó lồm cồm bò dậy đỡ xe, kiểm tra thấy mẹ an toàn vội vàng chạy ngược vào trường. Vừa đi nó vừa với theo: "Mẹ về nghỉ, đừng đi làm nữa, mà đi đường nhớ tập trung đấy. Về nhà nhắn tin cho con ngay".

Tối về lướt mạng đập vào mắt tôi là hai tin như "chuyện lạ có thật": Một cặp vợ chồng ở Vĩnh Phúc quên con 19 tháng tuổi đang chơi trên ô tô rồi khoá sập cửa để lại bé trên xe không nổ máy, dưới ánh nắng ngoài trời trên 40 độ C.

Hơn hai tiếng sau, không thấy con đâu, gia đình mới đi tìm thì tá hoả phát hiện bé đang nằm vật trong ô tô, bất tỉnh… Rất may sau nhiều tiếng nỗ lực của các y bác sĩ, cháu bé đã qua cơn nguy kịch.

Còn trường hợp thứ 2 là cháu bé 8 tháng tuổi ở Hà Nội được mẹ rửa mũi vào buổi sáng. Thay vì rửa bằng nước muối bằng sinh lý, người mẹ đã lấy nhầm 50ml dung dịch cồn methanol 90 độ nhỏ vào mũi... Tại BV Nhi Trung ương, sau gần 1 ngày điều trị lọc máu liên tục, tình trạng cháu dần ổn định, các chỉ số trở về ngưỡng bình thường…

Đọc xong những dòng cuối cùng của bản tin, khoé mắt tôi cay cay. Thương hai cháu bé, vừa giận vừa thương bố mẹ các cháu. Tôi nhớ đến câu chuyện của mình vừa xảy ra ban chiều, thấy mình vẫn còn may mắn khi cậu con trai tôi đã lớn, cháu đã biết “cảnh tỉnh” những khi mẹ gặp căng thẳng trong cuộc sống mà điển hình là tình trạng "não cá vàng" của bà mẹ già.

Còn với hoàn cảnh của hai gia đình kia, hay biết bao gia đình trẻ có con nhỏ khác, vì một chút bất cẩn, vì tích tắc lơ là, sẽ nhận hậu quả lớn mà nhiều khi không cách nào sửa chữa - phải trả giá quá đắt bằng sức khỏe và thậm chí là tính mạng của con mình. Có nỗi đau, nỗi ân hận nào lớn hơn thế.

Tôi đã từng đọc được ở đâu đó nói rằng, suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi là hiện tượng báo động. Cứ khoảng 100 người trẻ đến khám tại các cơ sở y tế thì sẽ có khoảng 20 người gặp vấn đề về suy giảm trí nhớ.

Hiện tượng này không chỉ gặp ở Việt Nam mà tại Australia, một khảo sát năm 2014 cũng đã cho thấy, gần 24.500 người trẻ tuổi trên đất nước này mắc hội chứng đãng trí.

Có thể thấy, ngày càng nhiều người trẻ bị thoái hóa thần kinh. Điều này đang trở thành tình trạng chung của cả thế giới chứ không riêng gì Việt Nam mà nguyên nhân bắt nguồn từ áp lực của cuộc sống, do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, do thói quen sống không lành mạnh.

Tôi không phải bác sĩ để kết luận những ông bố bà mẹ này có bị mắc hội chứng suy giảm trí nhớ hay không nhưng từ bản thân mình tôi hoàn toàn cảm thông với họ. Có thể vì một chút lơ đễnh, vì chút bẩn cẩn hoặc giả có thể… do đang mải nghĩ việc gì mà vô tình đẩy con mình vào tình huống hiểm nguy. Nếu ở trạng thái bình thường chắc chắn họ không bao giờ làm thế.

Những cha mẹ "đãng trí gây hậu quả nghiêm trọng" phải hứng chịu sự lên án của xã hội. Chẳng oan! Nhưng dư luận ồn ào trong chốc lát rồi sẽ chìm vào quên lãng, còn niềm đau trong tim, nỗi day dứt, ân hận từ chính những ông bố, bà mẹ này sẽ đeo đẳng mãi.

Có những vết thương lòng cả đời chẳng thể liền da với câu cửa miệng “Giá như! Giá như!...”.  

Giá như, bớt tạo ra áp lực cho chính mình, bớt lao đi kiếm tiền mà dành thời gian nhiều hơn cho con cái, chi li, tỉ mẩn vì các con thì sẽ hạn chế ở mức thấp nhất những rủi ro đáng tiếc có thể xảy đến với con trẻ. 

Bác sĩ Trần Đăng Xoay (BV Nhi Trung ương) khuyến cáo: Gia đình cần cẩn thận trong việc trông nom, chăm sóc trẻ nhỏ. Phụ huynh cần lưu ý tránh để lẫn các vật dụng mà khi sử dụng có thể gây nguy hiểm cho trẻ, đơn cử như nước muối sinh lý và cồn methanol. Những hóa chất có thể gây nguy hiểm cho trẻ như dầu hỏa, xăng, dầu nhờn, nước giặt, nước sôi... phải để xa tầm tay của trẻ.

Bạn đọc Trần Hoài Thương (Đống Đa, Hà Nội)

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Anh em ruột muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp, đừng nói về 2 điều này

Anh chị em trong nhà cũng cần phải biết một số quy luật ngầm giúp giữ cho mối quan hệ được tốt đẹp.

Cô gái 21 tuổi lấy chồng, 2 năm sau thành góa phụ, gồng gánh nuôi con song sinh

Cô gái Bình Định lấy chồng vào năm 21 tuổi và sinh đôi bé gái. Nhưng 2 năm sau, cô trở thành góa phụ, phải gồng gánh nuôi con, ngày đêm nhớ thương chồng.

Chồng tự dưng hết mực chăm sóc mẹ vợ, biết lý do tôi lập tức đưa bà về quê

Người ta nói “Không ai tốt với người khác mà không có lý do, ngoại trừ cha mẹ của họ” thật chẳng sai chút nào và câu chuyện của tôi là một minh chứng.

Trương Ngọc Ánh: Giờ tôi không có người nối nghiệp!

Trương Ngọc Ánh chia sẻ: "Con gái tôi xinh đẹp, chân dài, hát được, nhảy rất đẹp, diễn tốt lại không theo nghề của bố mẹ mà học làm dược sĩ. Giờ tôi không có người nối nghiệp".

Đang cập nhật dữ liệu !