Tết “nổi loạn” của dâu trưởng 15 làm “osin” ở nhà chồng

Phận dâu trưởng nên Tết nào chị cũng phải lo thực phẩm từ 28 Tết cho đến mùng 4 cho đại gia đình gần 30 người, gần như năm nào chị Hoa cũng chỉ lo mang tiền về đi chợ nên chả bao giờ được mẹ chồng ra… sân đón.

15 năm sau khi làm dâu, Tết này chị Hoa quyết định "nổi loạn".

Nhà chồng chị Hoa cách Hà Nội chưa đến 70km, dù có 7 đứa con ra ngoài làm ăn, lập nghiệp nhưng văn minh không thể nào xâm nhập vào cửa nhà bố mẹ chồng chị. Mười lăm năm lấy chống là chừng ấy năm chị Hoa không có Tết ở nhà ngoại. 15 năm ở nhà chồng cũng là chừng ấy thời gian cứ Tết về là chị Hoa chỉ suốt ngày úp mặt vào bếp cho đại gia đình 20 người ăn ở thường xuyên trong những ngày Tết.

Chị kể: Mỗi đận Tết về, mẹ chồng lúc nào cũng ngồi ở giường trông ra cửa… không phải để đợi con mà soi xem con nào mang gì về. “Chả cần biết giá trị như thế nào cứ thấy thùng lớn thùng bé là bà thích. Con nào mang nhiều thì bà vồn vã hỏi han, con nào mang ít hỏi bà lặng thinh như… điếc. Có chú mang về thùng nước ngọt vợ chồng “khiêng” từ cổng vào nhà, bà chạy vội ra sân tay đỡ mồm nói gớm chết mua gì mà mua lắm thế rồi xách túi, xách áo cho con” - chị Hoa buồn bã kể.

Phận dâu trưởng nên Tết nào chị cũng phải lo thực phẩm từ 28 Tết cho đến mùng 4 cho đại gia đình, gần như năm nào chị Hoa cũng chỉ lo tiền chợ, chị chỉ mang tiền về nên chả bao giờ được mẹ chồng ra tận sân đón.

“Mặc dù ở quê nhưng bố mẹ chồng chị không làm gì, chị Hoa phải đi chợ mua từ cọng hành, mớ rau, lá dong, gạo nếp, đỗ xanh… cho đến thịt lợn, thịt bò, gà, cá, tôm. Ngày nào cũng như ngày nào, cả thảy 6 mâm cỗ, chưa kể một bữa Tất niên, bữa hóa vàng (thêm 2 mâm), trung bình mỗi ngày tôi phải chi không dưới 4 triệu tiền thực phẩm. Ông bà chả biết đấy là đâu. Ngay cả các chú thím cũng coi như lẽ đương nhiên. Không một ai chia sẻ. Tôi cứ cật lực "cày cuốc" cả năm chỉ để sắm sanh cho mấy ngày Tết ở nhà chồng. Một năm, hai năm đã đành, đây đằng đẵng mười mấy năm trời” - chị Hoa than phiền.

Phải bỏ tiền đi chợ cho cả "huyện người" ăn tức một, lại phải lao vào bếp nấu nướng, dọn dẹp khiến chị Hoa tức mười. Dù nhà có tới 4 cô con dâu, nhưng các em dâu của chị Hoa “đối ngoại” tốt nên cứ sáng ra ăn xong là đi chúc Tết và về khi cỗ đã được bày sẵn. Tính toán thế mới tài!

Năm nào về quê Tết lên tay chân chị nẻ toác, móng tay đen xì, cáu bẩn, da mặt nhăn nhúm, sần sùi. Một năm trước, bố chồng chị Hoa mất. Tết này chị Hoa quyết định kết thúc “phận osin” của mình.

Biết mẹ chồng thích quà, thích nước ngọt, Tết này chị mua hẳn hai thùng, cộng thêm thùng bánh kẹo, thùng bia và không quên mua cho bà bộ quần áo mới. 26 Tết chị đã mang những thứ ấy về trước, lấy lý do chồng phải trực hôm 30 Tết, chị thông báo với bà tối 30 mới về.

“Chồng tôi không lấy làm vui vì điều ấy. Ông ấy muốn 3 mẹ con tôi về ngay sau khi tôi được nghỉ làm (28 Tết). Tôi không đồng ý. Vợ chồng cãi nhau to, rồi 28 ông ấy lẳng lặng về. Tôi kệ” -  chị Hoa kể lại.

Y như rằng, 29 Tết mẹ chồng gọi điện cho chị thông báo, chưa có con dâu, giai nào về ngoài chồng chị gói, nấu bánh chưng xong, vừa đi. Hỏi bà sao các thím năm nay về muộn, bà bảo “chúng nó bảo phải ở lại cúng Tất niên xong mới về”.

Máu xộc lên não, chị Hoa nói thẳng với mẹ chồng “mười mấy năm nay nhà con về quê ăn Tết từ 28 vẫn cũng tất niên đầy đủ trước khi về. Các chú thím mọi năm cũng về sớm, sao năm nay cúng Tất niên muộn thế?”.  Bà lặng thinh.

“Định bụng sẽ xả ra bằng hết nỗi ấm ức trong lòng mười mấy năm trời nhưng tôi kịp ngăn lại. Suy cho cùng bà cũng không phải mẹ đẻ để mà nắm tay dạy dỗ từng con dâu. Các cô dâu biết đường ăn ở hay không là do bố mẹ các cô ấy có biết dạy hay không? Có trách là trách chồng mình và các em chồng không biết đường dạy em, dạy vợ” - chị Hoa chia sẻ.

Dù tức lắm nhưng chị hiểu rằng bà đang rất mong chị nhưng không nói ra. Chị đành quấn túm cho các con về. Trước khi về chị ra siêu thị mua một loạt đồ nguội, đồ ăn sẵn.

“Thương bà thật đấy, tôi cũng chả tiếc mấy chục triệu nhưng không thể cứ suốt đời làm osin mãi mà không được tôn trọng. Vì thế, năm nay tôi quyết định tự giải phóng sức mình. Tôi vẫn sẽ về trước nhưng đồ mua ít đi, thay vì cứ phải bày biện món này món kia năm nay sẽ chỉ vài ba món và chắc chắn kém ngon hơn mọi năm. Tôi nghĩ chả sao, đôi khi cũng phải “Chí Phèo” mới biết giá trị của mình” - chị Hoa kết luận.

N. Huyền

Đưa con gái về nhà chồng, bố mẹ lặng người thấy gia cảnh chú rể

Vợ chồng bà vốn không đặt nặng chuyện giàu nghèo, nhưng chứng kiến gia cảnh anh Huỳnh Săn, ông bà không khỏi lo lắng.

Cho cháu nội 4 triệu mỗi tháng, tôi giận run người khi biết bí mật của con dâu

Mỗi tháng, tôi cho vợ chồng con trai 4 triệu đồng để hỗ trợ nuôi cháu nội, nhưng ai ngờ số tiền ấy được con dâu dùng vào việc khác.

45 năm bám nghề mẹ chồng dạy, người phụ nữ được khách nước ngoài khen hết lời

Hơn 40 năm học nghề từ mẹ chồng, người phụ nữ chăm chỉ rèn luyện để rồi trở thành người truyền lửa, lưu giữ nghề sang sợi truyền thống.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Đang cập nhật dữ liệu !