Nhờ “quỹ đen” của chồng, gia đình tôi bớt lao đao trong mùa dịch

Tôi từng nghĩ, nếu một ngày biết chồng cất tiền riêng, tôi sẽ làm ầm ĩ, nhưng lần này, tôi cảm thấy quá may mắn vì "quỹ đen" của chồng.

Mấy tuần nay, tôi không ngủ được vì lo lắng khi nhận được thông báo cho nghỉ việc không lương từ công ty. Công việc của chồng tôi cũng gặp khó khăn do dịch bệnh, số tiền dự trữ của gia đình ngày càng cạn dần, có lẽ chỉ cầm cự thêm được vài tuần.

Tôi không biết có nên thú thật với chồng việc đã rút hết tài khoản tiết kiệm cho người chị bà con vay mở nhà hàng hay không. Nếu không cho mượn, giờ đây tôi không phải đau đầu như thế này.

Chị mở nhà hàng ăn ngay trước tết, hứa sẽ trả sau ba tháng, nhưng hiện tại nhà hàng phải đóng cửa, chị đứng trước nguy cơ bị phá sản, vì đầu tư ban đầu lớn, mà vẫn phải trả tiền mặt bằng, phải nuôi lương một số nhân viên quan trọng.

Chồng không hay biết việc này vì từ trước đến nay thu nhập của gia đình đều do tôi quản lý. Hàng tháng, chồng đưa toàn bộ tiền lương còn tôi tự tính toán chi tiêu và tích lũy.

Tôi lo lắng vô cùng khi nghỉ việc không lương trong khi toàn bộ tiền tích lũy đã cho người quen mượn chưa lấy lại được. Ảnh minh họa

Lúc cho mượn tiền, tôi không hề nghĩ đến tình huống khó khăn này. Tôi chỉ tính đơn giản, hàng tháng đã có lương, số tiền tiết kiệm nhàn rỗi đó gửi ngân hàng chẳng được bao nhiêu lãi trong khi cho chị họ vay mấy tháng đã có thêm gần chục triệu đồng.

Nhưng không ngờ, tôi vừa hết thời gian nghỉ thai sản, chuẩn bị đi làm trở lại thì nhận được thông báo từ công ty. Do khó khăn nên giám đốc cho một nửa nhân viên nghỉ việc, số còn lại làm việc cầm cự, hưởng nửa lương. Tôi thuộc số nghỉ tiếp, chẳng có xu thu nhập nào.

Tôi từng tính, với số lương của chồng, nếu chi tiêu dè sẻn chắc cũng đủ những nhu cầu cơ bản của gia đình trong tháng. Nhưng không ngờ, cách đây mấy hôm, chồng thông báo, từ tháng này, bên anh cũng giảm lương sát đáy, do sản phẩm ách tắc.

Anh nhắc tôi rút bớt tiền tiết kiệm về chi tiêu, và lạc quan nói: “May mà mình có tiền tích lũy, nhiều nhà không dư đồng nào, giờ chẳng biết xoay xở thế nào”. Tôi nghe xong bỗng chóng mặt, gia đình bốn người mà chỉ có ba triệu đồng làm sao đủ sống.

Tôi thử hỏi mượn tiền vài người quen nhưng họ đều từ chối. Tôi không trách ai được, giờ dịch bệnh khó khăn thế này, người nào cũng phải giữ tiền phòng thân. Đòi nợ người chị mượn tôi tiền kia, thì chỉ có câu trả lời bi đát: “Em đừng dồn chị vào đường cùng nữa”.

Sau nhiều ngày đắn đo, tôi quyết định nói với chồng mọi chuyện. Lúc đầu, anh bị bất ngờ, thái độ rất căng thẳng bảo: “Cho vay số tiền lớn như thế sao em không hỏi ý kiến anh”. Tôi chẳng biết giải thích thế nào, chỉ nhẫn nhục im lặng.

Chồng biết chuyện, tự nguyện đưa "quỹ đen" cho vợ chi tiêu, tôi thở phào nhẹ nhõm. Ảnh minh họa

Không khí gia đình quá căng thẳng, đặc biệt vì hai vợ chồng đều nghỉ ở nhà do cách ly xã hội, đi ra đi vào đụng mặt nhau chan chát.

Hôm sau, anh bất ngờ đưa cho tôi 60 triệu đồng rồi nói: “Đây là tiền làm thêm anh dành dụm hồi cuối năm, tính đưa em từ hôm tết mà có người bạn cưới vợ gấp nên cho mượn, nay người ta trả. Em tính toán chi tiêu sao cho hợp lý”.

Nếu như không rơi vào tình cảnh này, chắc tôi sẽ làm ầm ĩ, trách móc đủ điều vì chồng dám giấu tôi  biển thủ “quỹ đen”. Nhưng quái lạ, giờ đây tôi lại thở phào nhẹ nhõm như trút gánh nặng ngàn cân. Với số tiền này, tôi sẽ tiết kiệm hết mức để cầm cự được vài tháng, chờ dịch bệnh qua đi và công việc ổn định trở lại.

Sau chuyện này, có lẽ "cục diện" tiền bạc vợ chồng trong nhà tôi sẽ thay đổi.  

Theo Thanh Hương/PNO

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Anh em ruột muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp, đừng nói về 2 điều này

Anh chị em trong nhà cũng cần phải biết một số quy luật ngầm giúp giữ cho mối quan hệ được tốt đẹp.

Đang cập nhật dữ liệu !