Bất hòa vì chuyện nêm mắm muối vào đồ ăn dặm

Nấu đồ ăn dặm thế nào là mối quan tâm của rất nhiều gia đình có trẻ nhỏ, đặc biệt là việc có cho muối vào đồ ăn dặm hay không cũng gây nhiều tranh luận.

Bất hòa vì muối mắm

Chị Nguyễn Thị Hường (Trương Định, Hà Nội) chia sẻ con gái chị được 6 tháng thì bắt đầu ăn dặm để mẹ chuẩn bị đi làm. Thời gian này chị và mẹ đẻ thường xuyên bất đồng chỉ vì chuyện mắm muối cho con.

Theo mẹ chị Hường thì đồ ăn cho trẻ cũng phải đậm đà, vừa miệng thì trẻ mới ăn ngon, còn chị Hường muốn cho con ăn nhạt hoàn toàn không mắm, muối.

Khi đi làm chị chuẩn bị sẵn đồ ăn dặm cho bé, nhưng đến bữa ăn qua camera chị lại thấy bà lấy lọ nước mắm để thêm vị bát đồ ăn cho cháu.

Nhiều lần bà mẹ trẻ vội gọi điện về cho bà ngoại nhưng sự việc đã rồi. Chỉ vì chuyện muối mắm mà hai mẹ con chị Hường thường xuyên tranh luận. Mẹ chị hay tự ái vì cho rằng bà đẻ 3 đứa con đều nuôi dưỡng đầy đủ và cho ăn như thế, trong khi chị Hường còn trẻ, chưa có kinh nghiệm nuôi con bằng bà.

Cũng giống với chị Hường, chị Đinh Thị Hà (thành phố Thái Bình) cho biết chị cũng cho con ăn nhạt hoàn toàn và bé không chịu ăn. Mẹ chồng chị Hà nếm thử bát cháo thì cho rằng nhạt nhẽo, đến người lớn còn không nuốt nổi huống hồ con trẻ.

Sau nhiều lần tranh luận, thậm chí to tiếng vì hạt muối, tý mắm. Chị Hà đành chịu để cho muối vào đồ ăn của bé.

{keywords}
Đồ ăn dặm của bé có cho muối không?


Dùng bao nhiều muối là đủ?

Theo chị Đinh Thị Ngọc Sương - Nhóm Tiết chế - Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, thực phẩm ăn dặm là các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cả về số lượng và chất lượng để trẻ có thể phát triển. Ở thời điểm này, hệ tiêu hoá của trẻ đủ phát triển để tiêu hoá hầu hết các loại thức ăn.

Tuy nhiên, một số nguy cơ cũng thường xảy ra khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm như trẻ không nhận được đủ các chất dinh dưỡng từ thức ăn bên ngoài để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ có thể dẫn tới suy dinh dưỡng và thiếu vi chất như dẫn đến còi xương do thiếu can-xi, thiếu máu do thiếu sắt... Bên cạnh đó, trong các bữa ăn dặm bổ sung của trẻ còn sử dụng các loại gia vị mặn như muối ăn, nước chấm...

Vì vậy ăn dặm không chỉ cần đảm bảo tính đa dạng, cung cấp đủ các chất dinh dưỡng mà còn cần chú ý đến việc sử dụng các gia vị hợp lý. Một chế độ ăn thiếu hoặc thừa muối đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Natri và Clo là thành phần chủ yếu có trong muối và là hai nguyên tố có vai trò hết sức quan trọng trong cân bằng thể dịch trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự tồn tại và hoạt động bình thường của tất cả các tế bào, hoạt động chức năng của tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Điều này có nghĩa rằng trong tất cả các giai đoạn phát triển trẻ đều cần bổ sung muối.

Tuy nhiên, tùy vào từng giai đoạn mà lượng muối cung cấp là khác nhau. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam đã được Bộ Y tế phê duyệt ngày 16/6/2016. Theo đó, nhu cầu về muối cho trẻ nhỏ được khuyến nghị với trẻ từ 0 đến 5 tháng sẽ dùng khoảng 0.3gram muối, từ 6 đến 11 tháng tuổi sử dụng 1,5 gram muối. Trẻ từ 1 đến 2 tuổi sử dụng 2,3 gram muối mỗi ngày.

Việc thêm muối vào đồ ăn của trẻ dưới 1 tuổi tiềm ẩn nhiều nguy cơ với thận của bé, do chức năng thận của trẻ ở độ tuổi này rất non nớt.

Việc nêm nếm quá nhiều muối có thể tạo thói quen ăn nhiều muối cho trẻ khi lớn lên, ảnh hưởng đến chức năng thận và gây nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch trong tương lai. Ngoài ra một số nghiên cứu cũng cho thấy trẻ ăn nhiều muối ở thời gian này có thể dễ làm tổn thương não bộ.

Chính vì thế khi chế biến thức ăn dặm cho trẻ dưới 1 tuổi, các mẹ không nên cho muối, bởi thực tế trong một số thực phẩm hằng ngày như sữa, trứng, thịt, rau tươi,... đều đã cung cấp đủ lượng muối cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi.

 Khánh Chi 

Đưa con gái về nhà chồng, bố mẹ lặng người thấy gia cảnh chú rể

Vợ chồng bà vốn không đặt nặng chuyện giàu nghèo, nhưng chứng kiến gia cảnh anh Huỳnh Săn, ông bà không khỏi lo lắng.

Cho cháu nội 4 triệu mỗi tháng, tôi giận run người khi biết bí mật của con dâu

Mỗi tháng, tôi cho vợ chồng con trai 4 triệu đồng để hỗ trợ nuôi cháu nội, nhưng ai ngờ số tiền ấy được con dâu dùng vào việc khác.

45 năm bám nghề mẹ chồng dạy, người phụ nữ được khách nước ngoài khen hết lời

Hơn 40 năm học nghề từ mẹ chồng, người phụ nữ chăm chỉ rèn luyện để rồi trở thành người truyền lửa, lưu giữ nghề sang sợi truyền thống.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Đang cập nhật dữ liệu !