Dâu phố cổ 2 tháng sau ngày cưới mới động phòng và những chuyện khó tin

Cả gia đình sống trong ngôi nhà 3m2 ở phố Hàng Vải (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Ngày mới về làm dâu, suốt 2 tháng trời, bà Hoàng Thị Dung và chồng không thể 'động phòng” cho đến khi chuyển ra gầm cầu thang.

Gần 30 năm sống trong gầm cầu thang tập thể trên phố Hàng Vải, căn nhà vỏn vẹn 3m2 của bà Hoàng Thị Dung (62 tuổi) được xem là một trong những căn nhà chật hẹp nhất khu phố. Sống trong căn nhà "đặc biệt" này mấy chục năm trời nhưng mỗi lần nhớ đến kỷ niệm những ngày đầu về làm dâu phố cổ, bà Dung lại rơi nước mắt. Bà bảo ngày đó, vợ chồng bà chưa chuyển ra gầm cầu thang mà sống cùng bố mẹ chồng, em chồng trong căn nhà 16m2. Chiếc giường cưới của bà Dung vốn là chiếc giường của bố chồng đã mất để lại. Đêm tân hôn, 2 vợ chồng bà nằm thì thào tâm sự, tính làm "chuyện ấy" thì mẹ chồng tỉnh giấc... Vậy là kế hoạch của hai vợ chồng đổ bể. Đêm đó, bà Dung nằm trằn trọc cả đêm, không tài nào chợp mắt được.

"Mẹ chồng tôi mắc chứng khó ngủ, chỉ cần tiếng động nhỏ giữa đêm cũng làm cụ tỉnh giấc. Trong căn nhà nhỏ, lại đông người nên tôi rất ngượng mỗi khi 2 vợ chồng gần gũi. Thế nên sau khi cưới được vài tháng, hai vợ chồng vẫn chưa thể động phòng", bà Dung nói. Những năm 1990, nhà nghỉ, khách sạn còn ít, nếu có thì cũng chẳng dám bỏ tiền ra thuê, thế nên hai vợ chồng bà Dung đành phải "nhịn yêu". Hai tháng sau ngày cưới, vợ chồng bà Dung quyết định dọn ra ở gầm cầu thang sát nhà và thời gian "làm vợ" của bà mới thực sự bắt đầu từ đây.

"Sau này tôi sinh cháu, cả 3 người vẫn ở đấy, chúng tôi phải nằm nghiêng, không thể nằm thẳng được. Lúc này, chuyện vợ chồng cũng ít hẳn. Chúng tôi sợ con bé thấy, chờ nó ngủ thật say mới dám gần gũi", bà Dung bật cười khi nhắc về chuyện cũ. Ra ở riêng, vợ chồng được gần gũi nhau hơn nhưng vô cùng khốn khổ. Mỗi lần vợ chồng "sinh hoạt" đều rất vội vàng, tranh thủ như đánh trận. Lâu dần, những ham muốn cũng mất dần.

Làm dâu phố cổ và những “chuyện thầm kín” - Ảnh 1.

Bà Hoàng Thị Dung kể về những ngày làm dâu phố cổ

Chỉ mong trời nhanh sáng để ra khỏi nhà

"Nói chẳng ai tin nhưng vợ chồng tôi chỉ gần gũi được vài năm thôi, sau khi có con thì gần như "cai hẳn". Chỉ vì nhà cửa chật chội quá nên vợ chồng tôi sợ, không dám sinh thêm đứa nữa. Làm dâu phố cổ đâu sung sướng gì", bà Dung nói.

Bà Dung bán bánh rán ở đầu phố, còn chồng bà chạy xe ôm, điều kiện kinh tế ở mức vừa phải nhưng cũng đủ để hai vợ chồng nuôi con gái học đại học. "Con gái tôi đã học xong đại học, bây giờ đang đi học việc tại một công ty tư nhân nhưng chưa thấy con đưa bạn đến nhà chơi. Tôi chỉ lo vài năm nữa, con bé có người yêu thì đem về nhà ra mắt kiểu gì", bà Dung chia sẻ.

Nắm chặt bàn tay, ánh mắt nhìn ra những ngôi nhà cao tầng trên khu phố, bà Dung tâm sự, bà là người Hưng Yên, lấy chồng là trai phố cổ. Hai ông bà đến với nhau là do mai mối. Ngày bà về làm dâu, nhìn căn nhà chật hẹp, trong lòng bà buồn lắm nhưng không dám kể cho bố mẹ nghe về cuộc sống làm dâu của mình. "Nhìn gầm cầu thang tối om, bẩn thỉu, tôi rùng mình, tủi thân chảy nước mắt. Tôi không ngờ lấy chồng Hà Nội lại ở cái chỗ như vậy", bà Dung nói.

Khi sinh con, mẹ của bà Dung ở quê ra chăm cháu và biết được căn nhà bà đang ở là gầm câu thang nhưng chỉ để trong bụng, về nhà không dám nói với ai. "Lúc đó, ban ngày mẹ tôi chợ búa, giặt giũ, cơm nước cho vợ chồng tôi, đêm đi ngủ nhờ nhà hàng xóm trên cầu thang. Cứ như vậy cả tháng trời cho đến khi về quê, mẹ tôi vẫn giấu kín chuyện nhà tôi", bà Dung kể.

Mọi sinh hoạt của gia đình bà đều ra dịch vụ công cộng: nhà tắm công cộng, đi vệ sinh cũng công cộng. "Nhà có 3m2 nhỏ xíu, mỗi người được 1m2 chẳng đủ nằm lấy đâu ra chỗ đun nấu. Những hôm trời mưa, chỗ đun nấu công cộng ướt sũng nên mọi người trong nhà chỉ ăn cái bánh mỳ cho qua bữa", bà Dung nói.

Hiện tại, ban ngày cả nhà bà Dung đều đi làm. Buổi tối là lúc đông đủ nhất và cũng là lúc căn nhà trở nên chật chội nhất. Tối đi ngủ, bà chỉ mong trời nhanh sáng để ra khỏi nhà. "Sáng nào ngủ dậy mình mẩy cũng đau ê ẩm vì không cựa được, chỉ nằm co quắp. Hai vợ chồng tôi già rồi không sao nhưng thương con gái đang tuổi thanh niên mà sinh hoạt trong căn nhà như vậy rất khổ sở", bà Dung thở dài.

Có tiền cũng không dám mua sắm đồ

Con ngõ nhỏ này không chỉ có nhà bà Dung, căn nhà của anh Nguyễn Phương Nam (32 tuổi) nhỉnh hơn một chút nhưng cũng chỉ rộng 5m2. Anh Nam cho biết, anh đã sống ở đây từ nhỏ. Đến năm 2013, anh ra ở riêng. Đến năm 2015, bố anh lâm bệnh nặng qua đời nên anh cùng vợ con chuyển về đây ở để thờ cúng gia tiên.

Bên trong căn nhà anh Nam chỉ dám để cái tivi và chiếc tủ lạnh loại nhỏ chứ chẳng dám mua thêm thứ gì, dù điều kiện kinh tế của vợ chồng anh thừa khả năng. "Nhà không có vệ sinh khép kín. Nhiều lúc muốn mời bạn bè đến nhà chơi, ăn uống cũng ngại vì không có chỗ để xe, muốn đi vệ sinh lại phải xuống đường, rất bất tiện", anh Nam nói.

Không nhà vệ sinh, không nhà tắm, cũng không có đường nước, hàng ngày, gia đình anh Nam phải xách nước ở dưới ngõ lên sử dụng. Việc tắm giặt, vệ sinh là vấn đề bức bối nhất khi mà cả nhà phải xuống dưới ngõ để tắm, vệ sinh cũng tại đó và xả thẳng xuống cống. "Cứ đêm muộn, người ta đi ngủ rồi mình mới xuống tắm, tôi và con trai tắm thoải mái nhưng vợ và con gái thì bất tiện. Hai mẹ con tắm mà phải mặc nguyên quần áo", anh Nam cho hay.

Làm dâu phố cổ và những “chuyện thầm kín” - Ảnh 2.

Nhà quá chật, chị Hoa không thể mua máy giặt mà phải giặt tay

Chị Hoa, vợ anh Nam, cho biết, nhà chật chẳng để được máy giặt nên ngày nào chị cũng giặt tay rồi phơi nhờ ngay ở ngõ này. Tuy chật chội nhưng cũng là nhà của mình, không phải đi thuê, ở lâu cũng thành thói quen, đi đâu vài ngày lại cảm thấy nhớ nhà. "Ở đây lúc nào cũng tối om nên mẹ con tôi tắm... tiên. Mẹ con tôi tắm muộn nên chẳng ai nhìn. Mùa hè nóng nực, muốn tắm ban ngày phải bảo chồng ra đứng canh, nếu có người qua lại thì lấy tấm bạt che lại. Hôm nào chồng không có nhà thì cứ mặc quần áo vào dội nước, sau đó lên nhà thay. Mọi người không quen thì thấy khổ nhưng đối với mẹ con tôi, đó là chuyện bình thường", chị Hoa chia sẻ.

Dù bất tiện trăm bề nhưng vợ chồng anh Nam cho biết, sẽ cố gắng ở đây để thờ cúng tổ tiên, vì dù sao nơi đây cũng là nơi bao thế hệ gia đình anh từng sinh sống. Cuộc sống cứ thế trôi qua từ năm này sang năm khác. Nỗi niềm người dân phố cổ không phải ai cũng có thể thấu hiểu.

Có nên ly hôn khi chồng đưa 'tiểu tam' và con riêng về nhà?

Có nên ly hôn khi chồng đưa 'tiểu tam' và con riêng về nhà?

Một khi người đàn ông không thiết tha với những điều phụ nữ cố gắng thì cứu vãn cũng trở nên vô ích. Do đó, không cần phải duy trì mối quan hệ cứng nhắc mà trên thực tế chỉ còn là hình thức.

Theo phunuvietnam.vn

Cô gái 21 tuổi lấy chồng, 2 năm sau thành góa phụ, gồng gánh nuôi con song sinh

Cô gái Bình Định lấy chồng vào năm 21 tuổi và sinh đôi bé gái. Nhưng 2 năm sau, cô trở thành góa phụ, phải gồng gánh nuôi con, ngày đêm nhớ thương chồng.

Chồng tự dưng hết mực chăm sóc mẹ vợ, biết lý do tôi lập tức đưa bà về quê

Người ta nói “Không ai tốt với người khác mà không có lý do, ngoại trừ cha mẹ của họ” thật chẳng sai chút nào và câu chuyện của tôi là một minh chứng.

Trương Ngọc Ánh: Giờ tôi không có người nối nghiệp!

Trương Ngọc Ánh chia sẻ: "Con gái tôi xinh đẹp, chân dài, hát được, nhảy rất đẹp, diễn tốt lại không theo nghề của bố mẹ mà học làm dược sĩ. Giờ tôi không có người nối nghiệp".

Diễn viên Thu Quỳnh tuyên bố không làm đám cưới, không muốn tái hôn

Thu Quỳnh cho biết cô quyết định làm mẹ đơn thân, không kết hôn và không làm đám cưới và đó là lựa chọn của nữ diễn viên 'Về nhà đi con'.

Lã Thanh Huyền gửi lời ngọt ngào kỷ niệm 18 năm bên chồng đại gia

Với Lã Thanh Huyền, có được một người bạn đời như chồng mình là hạnh phúc lớn nhất của cô.

Thu Quỳnh chia sẻ làm mẹ đơn thân lần 2

Nữ diễn viên Thu Quỳnh chia sẻ, cô luôn tin hạnh phúc chính là một sự lựa chọn khi quyết định có con lần thứ 2 và một lần nữa làm mẹ đơn thân.

Bông hồng đất Bắc thành nữ hoàng vũ trường Sài Gòn xưa và vụ đánh ghen chấn động

Sở hữu khuôn mặt đẹp, làn da trắng hồng cùng đôi chân dài điệu nghệ, đôi mắt lẳng lơ, cô gái được mệnh danh là “bông hồng đất Bắc” Nam tiến, khuynh đảo các sàn nhảy và trở thành "nữ hoàng vũ trường" của Sài Gòn xưa.

Cuộc tình kỳ lạ của mỹ nữ được giới ăn chơi Sài Gòn xưa cung phụng

Cô Ba Trà được vô số công tử hào hoa, đại điền chủ, thậm chí giới công chức giàu có mê đắm, ngỏ lời cưới xin. Thế nhưng, "hoa khôi" của Sài Gòn xưa bỏ qua tất cả và có cuộc tình kỳ lạ với một thanh niên vô danh.

Lén gửi tiền nuôi con riêng, tôi rơi nước mắt khi nghe vợ nói mấy câu

Mấy năm nay, tôi đều lén lút gửi tiền cho con riêng qua tài khoản của vợ cũ. Ngoài tiền, tôi còn kèm những món quà như quần áo, đồ dùng học tập và đồ chơi để con cảm nhận được sự quan tâm của bố.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Đang cập nhật dữ liệu !