Gần nửa số người đã nghỉ hưu vẫn đi làm, ăn 2 lương

42% tổng số người về hưu vẫn đang làm việc trong thị trường lao động. Điều này có nghĩa là họ vừa hưởng lương đi làm, vừa hưởng lương hưu.

ĐB Bùi Sỹ Lợi

Đây là khẳng định của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi với PV Infonet bên hành lang Quốc hội xung quanh về dự thảo Luật Lao động (sửa đổi) được các đại biểu bàn thảo vào chiều 29/5.

Ông đánh giá như thế nào về quy định tăng tuổi nghỉ hưu dành cho lao động Việt Nam? Cá nhân ông chọn phương án nào trong 2 phương án mà dự án Luật Lao động (sửa đổi) đã đưa ra?

Ông Bùi Sỹ Lợi: Trong quy định của pháp luật, tuổi về hưu được chia làm 3 nhóm.

Nhóm đầu về hưu đúng độ tuổi quy định là những người làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Nhóm được giảm tuổi về hưu trong trường hợp họ suy giảm khả năng lao động, làm việc trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại và nặng nhọc, độc hại nguy hiểm.

Cuối cùng là nhóm được tăng tuổi nghỉ hưu với những người có chuyên môn, trình độ quản lý, có sức khỏe, có nhu cầu và được cơ quan sử dụng lao động mong muốn ở lại để làm việc, đóng góp vì kinh nghiệm.

Với nhóm giảm tuổi nghỉ hưu, Luật Lao động sửa đổi đề cập đến quyền được nghỉ hưu thay vì quy định có thể được nghỉ hưu như trước đây. Điều này thể hiện sự linh hoạt trong hệ thống pháp luật của chúng ta.  

Chúng ta cần giải thích rõ cho người lao động biết rằng những người làm việc trong các ngành nặng nhọc, độc hại nguy hiểm hoặc ngành bị suy giảm khả năng lao động như dệt may, da giầy, thủy sản, chắc chắn vẫn nghỉ hưu như luật hiện hành. Nếu ai đó làm việc trong điều kiện bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên đương nhiên vẫn tiếp tục được giảm thêm 5 năm vì suy giảm khả năng lao động và 5 năm nữa vì làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm. Có nghĩa là có người sẽ về hưu trước 10 tuổi.

Theo hai phương án mà Chính phủ đưa ra, lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu sẽ đều bắt đầu từ năm 2021. Ở phương án 1 là nam tăng trong 3 tháng, nữ tăng 4 tháng mỗi năm và phương án 2 là nam tăng 4 tháng và nữ tăng 6 tháng mỗi năm cho tới khi nam đạt 62 tuổi và nữ đạt 60 tuổi.

Cá nhân tôi cho rằng cả 2 phương án này đều có ưu điểm và nhược điểm. Nếu chọn phương án 1, lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu sẽ chậm hơn. Sau 15 năm, phụ nữ mới đạt tuổi nghỉ hưu là 60 và sau 8 năm, nam mới đạt tuổi nghỉ hưu là 62. Mức này không gây sốc cho thị trường lao động mà còn có thể bổ sung thêm việc làm và không có thất nghiệp tức thời.

Thực tế, Bộ Luật lao động chúng ta mới đưa ra và còn rất nhiều thời gian để lấy ý kiến các đối tượng, đặc biệt là ý kiến nhân dân, để tạo ra sự đồng thuận. Một chính sách ra đời không phải chỉ để áp dụng cho một nhóm người hoặc ưu tiên nhóm người này mà không ưu tiên nhóm người khác, mà phải thể hiện tính thống nhất và tính đồng bộ cũng như đạt được sự ủng hộ của đại đa số đối tượng điều chỉnh của bộ Luật Lao động sửa đổi.

Việc tăng tuổi nghỉ hưu được cho là vấn đề khá nhạy cảm ở Việt Nam bởi nó ảnh hưởng đến nhiều người lao động khi họ vẫn có quan niệm nghỉ hưu là để nghỉ ngơi. Mặc dù trên thế giới, ở nhiều nước như Nhật Bản, hay Singapore, người già vẫn lao động để tăng thêm thu nhập. Theo ông, người Việt Nam có nên làm quen dần với điều này?

Ông Bùi Sỹ Lợi: Hiện nay chúng ta điều chỉnh tuổi nghỉ hưu tức là điều chỉnh về nhận thức, quan điểm và cách thức để người lao động dần quen với việc làm sau khi về già. Tuy nhiên, có 3 điểm chúng ta cần lưu ý. Thứ nhất, tuổi thọ bình quân hiện nay của người Việt đã cao hơn bình quân thế giới. Bình quân tuổi thọ của người Việt Nam là 76,6, trong đó phụ nữ là 81,2 và nam là 72,3. Suốt 60 năm vừa qua chúng ta không điều chỉnh tuổi nghỉ hưu. Chúng ta điều chỉnh tuổi nghỉ hưu để đi tắt, đón đầu quá trình già hóa dân số.

Thứ hai, hiện nay, 42% tổng số người về hưu của chúng ta đang làm việc trong thị trường lao động. Điều này có nghĩa là họ vừa hưởng lương đi làm, vừa hưởng lương hưu. Nếu chúng ta động viên được lực lượng này ra làm việc, họ sẽ kéo dài thêm thời gian đóng vào quỹ Bảo hiểm Xã hội. Chắc chắn, tiền lương hưu sẽ cao hơn so với hiện nay.

Thứ 3, bài học kinh nghiệm quốc tế rất quan trọng, chẳng hạn như ở Nhật Bản. Quốc gia này đang nâng tuổi làm việc lên hơn 70 tuổi trong bối cảnh họ rất thiếu lao động. Ở các nước tương đồng như nước ta, cứ 1,2 triệu người bước vào tuổi lao động thì có 400.000 người nghỉ hưu. Lúc này, lực lượng lao động vẫn bù đắp được số lương nghỉ hưu và đóng góp thêm cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nếu chúng ta không tính toán được, đến lúc số lao động mới sẽ thấp hơn yêu cầu nguồn nhân lực để phát triển kinh tế xã hội.

Báo cáo của Chính phủ hiện tại cho thấy trong 4 tháng đầu năm, nguồn nhân lực của chúng ta, bao gồm người có khả năng lao động từ 15 tuổi trở lên, là 331.900 người. Tuy nhiên, chúng ta đã giải quyết việc làm cho 440.000 lao động, có nghĩa là chúng ta đang thiếu người để bố trí vào việc làm chứ không phải tạo ra thất nghiệp. 

Theo ông, việc tăng tuổi nghỉ hưu sẽ có tác động như thế nào tới quỹ BHXH? Trong khi đó, Liên Hợp quốc từng cảnh báo tình trạng già hóa dân số sắp xảy ra ở nước ta với hệ lụy “chưa giàu, đã già”. Phải chăng việc tăng tuổi nghỉ hưu cũng là cách để chúng ta đối diện với thực tế này?

Ông Bùi Sỹ Lợi: Tăng tuổi nghỉ hưu sẽ kéo theo tăng lương hưu. Thứ nhất, BHXH của chúng ta là có đóng có hưởng, đóng cao hưởng cao, đóng thấp hưởng thấp và đóng dài hơn thì quỹ lương hưu sẽ cao hơn. Nếu kéo dài thời gian lao động, làm việc, đồng nghĩa với việc anh tích lũy thêm vào quỹ hưu trí. Sau này, quỹ đó sẽ được hạch toán trong tài khoản cá nhân của người lao động. Nếu chia bình quân, mức đóng cao, đóng dài sẽ đảm bảo lương hưu cao hơn. Nếu tăng thêm 1 năm đóng vào quỹ là tương đồng giảm 1 năm lấy lương hưu trước thì sẽ an toàn cho quỹ.

Đúng như Liên Hợp quốc và Tổ chức Lao động Quốc tế thúc đẩy và tư vấn, chúng ta phải có lộ trình để đi trước đón đầu già hóa dân số và cũng chính là tạo cơ hội cho người dân khắc phục tình trạng chưa giàu đã già.

Có ý kiến cho rằng tuổi thọ của người Việt Nam đã cao hơn nhưng thể trạng sức khỏe không tốt. Vậy việc tăng tuổi nghỉ hưu sẽ gây tác động đến những đối tượng này như thế nào?  Trong khi đó, một số người cho rằng lao động trong đơn vị hành chính sự nghiệp đang dư thừa, nếu tăng tuổi nghỉ hưu đồng nghĩa với việc đẩy thêm tình trạng sinh viên mới ra trường không có việc làm. Ông đánh giá ra sao về nhận định này?

Ông Bùi Sỹ Lợi: Tôi thừa nhận điều đó. Vì thế, không phải ai cũng sẽ về hưu ở cùng một độ tuổi mới được đưa trong dự thảo luật. Với những người không đủ điều kiện, được Hội đồng Y khoa giám định là mất sức, chỉ còn 61%, thì đương nhiên họ được nghỉ hưu vì đó là quyền của họ. Chúng ta phải sắp xếp, tổ chức bộ máy theo Nghị quyết 18 của Trung ương. Đó là việc đương nhiên phải làm và chúng ta vẫn đang làm. Tuy nhiên, chúng ta phải thấy rằng khi chức năng nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước tăng lên, con người phải tăng lên. Giảm biên chế không có nghĩa là giảm bình quân. Giảm là giảm người không đủ năng lực trong bộ máy hành chính nhà nước, những người sáng cắp ô đi, tối cắp ô về.

Thiếu, chúng ta vẫn thiếu. Đó là thiếu những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật, những người có học vấn giỏi và sinh viên ra trường xuất sắc. Hiện nay, chúng ta không còn ở thời kỳ bao cấp nữa, không đào tạo sinh viên ra trường rồi phân bổ vị trí việc làm. Anh phải bỏ tiền đi học để nâng cao kiến thức, bồi bổ kiến thức và tự thân bươn chải trong thị trường lao động và phải đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường. Nếu muốn vào vị trí của công chức nhà nước thì phải giỏi và đúng năng lực mới được vào.

Có ý kiến cho rằng nếu nâng độ tuổi nghỉ hưu thì với những vị trí cán bộ lãnh đạo cũng cần phải có quy định cụ thể, tránh tình trạng “giữ ghế”, ông có đồng tình với điều này không?

Ông Bùi Sỹ Lợi: Tôi nghĩ rằng Chính phủ và hệ thống tổ chức của chúng ta nên nghiên cứu ý kiến này. Khi đạt đến tuổi 62 với nam hoặc 60 với nữ, khả năng làm việc chuyên môn giỏi lên, kinh nghiệm nhiều lên nhưng sức khỏe và khả năng lãnh đạo giảm xuống. Chính vì vậy, chúng ta nên nghiên cứu một cơ chế để những người được giữ làm lãnh đạo chính trị phải là tinh hoa của dân tộc, Đảng cần, dân muốn. Còn lại, theo tôi, một người chỉ nên giữ chức vụ tối đa 2 nhiệm kỳ.

Thứ hai, những người ngoài 60 tuổi, có thể làm việc thêm một vài năm với kinh nghiệm và vốn kiến thức đã tích lũy của mình. Tuy nhiên, họ không nên làm lãnh đạo mà hãy làm chuyên gia, đóng góp cho đất nước với kinh nghiệm mình có. Chúng ta đang muốn có một lớp trẻ tài năng, học hành bài bản và có ngoại ngữ, có kiến thức, năng động, sáng tạo có sức khỏe giữ những vị trí lãnh đạo của đất nước. Tuy nhiên, cần giữ cơ cấu già, trẻ và trung bình để tạo ra một sự gắn bó liên kết.

Xin cảm ơn ông!

Ngô Huyền (thực hiện)

Xây dựng con người và công nghệ hướng tới một Việt Nam bao trùm số

Nhằm tạo cầu nối giữa những người sáng tạo công nghệ và các nhóm yếu thế, “Sáng kiến công nghệ bao trùm” giúp họ hòa nhập và phát triển, từ đó thúc đẩy xã hội công bằng và bền vững.

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Đang cập nhật dữ liệu !