EU: Hoặc cắt giảm ngân sách, hoặc “không thỏa thuận”
Thủ tướng Anh David Cameron đã bác bỏ lời đề nghị tăng cường trở lại khoản cắt giảm cho trợ cấp nông nghiệp và viện trợ khu vực nhằm xoa dịu Pháp và Ba Lan, tìm kiếm tiết kiệm ở các khoản mục khác để giữ mức cắt giảm tổng ngân sách khoảng 80 tỷ euro.
“Chúng ta không có thời gian để mò mẫm nữa”, ông nói với các phóng viên bên lề cuộc đàm phán kéo dài 2 ngày trong chương trình đàm phán ngân sách của Khối đồng tiền chung Châu Âu, “đã không có sự tiến bộ nào trong việc cắt giảm lại đề xuất chi tiêu bổ sung”.
Thủ tướng Anh David Cameron trên đường đến Hội nghị thượng đỉnh EU trong chương trình bàn về ngân sách tại trụ sở của EU ở Brussel |
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng bà không dám chắc các nhà lãnh đạo EU sẽ đạt được sự đồng thuận để đưa ra được thỏa thuận ngân sách tại hội nghị thượng đỉnh lần này, nó cho thấy một kết cục của sự thất bại. “Tôi đã luôn nói rằng sẽ không có kịch tính nếu hôm nay chỉ là bước đầu. Tôi nghĩ rằng mọi thứ vẫn đang ở xa nhau và nếu chúng ta cần một vòng đàm phán thứ hai, chúng ta sẽ dành thời gian cho nó”.
Tuy nhiên, các quan chức EU cảnh báo rằng thất bại sẽ chuyển hướng thời gian và nguồn lực ra khỏi những nỗ lực vực dậy khu vực đồng euro đang sa sút và gia tăng thêm ấn tượng của các công dân và các nhà đầu tư rằng Khối đồng tiền chung Châu Âu là một tập thể đầy do dự. Nó cũng làm trì hoãn các chương trình chi hàng trăm tỷ euro đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giao thông và năng lượng cho các thành viên nghèo phía đông nhằm giúp họ bắt kịp kinh tế với các nước giàu phía tây.
Đức, Anh, Thụy Điển và Hà Lan, những nước có đóng góp lớn cho ngân sách khối, đang đẩy mạnh cắt giảm thêm từ 30 – 75 tỷ euro trên 80 tỷ euro đã được thông qua từ kế hoạch chi tiêu cụ thể ban đầu của Ủy ban Châu Âu.
Thủ tướng Anh David Cameron cũng đã nhắm mục tiêu chi khoảng 60 tỷ euro cho việc trả lương trong EU và tiếp tục cắt giảm sâu ngân sách trong năm 2014-2020, nhấn mạnh rằng các quan chức Châu Âu nên đưa ra các khoản cắt giảm tương tự như đã cắt giảm lương quan chức ở các quốc gia trong khu vực.
Ông Cameron cũng đã đề nghị Chủ tịch EU Herman Van Rompuy, chủ tịch hội nghị thượng đỉnh, một tờ trình thiết lập dự luật cắt giảm chi tiêu cho khối hành chính khoảng 10%, bao gồm việc nâng cao độ tuổi nghỉ hưu, phần lớn từ 63 đến 68 tuổi, và để mức lương hưu là 60% thay vì 70% của hiện tại. Van Rompuy đã bỏ qua chúng trong dự thảo kế hoạch mới nhất của mình.
Các cuộc đàm phán về ngân sách dài hạn của EU luôn luôn là vấn đề gay gắt, nhưng độ sâu của cuộc khủng hoảng nợ hiện nay của Châu Âu đã phải đưa ra những quyết định không thể tránh khỏi đối với trợ cấp nông nghiệp và giảm bớt tất cả mọi khoản mục khác lại mang đến nhiều cay đắng hơn nữa. Với ngân sách các quốc gia bị cắt giảm trong nhiều lĩnh vực, các quan chức EU đang phải dự tính về một suy suy giảm đầu tiên trong chi tiêu cho tương lai.
Hơn 2/3 EU nhận được 130 tỷ euro hàng năm để chi các khoản trợ cấp cho nông dân và đầu tư đường cao tốc, cầu và các công trình công cộng khác trong khu vực Nam Âu và Đông Âu. Trong 7 năm, ngân sách EU có trị giá 1.034 tỷ euro từ cam kết tài chính trong EU cho giai đoạn 2007-2013, được thống nhất vào năm 2005 trong đỉnh cao của sự bùng nổ chi tiêu công.
Ủy ban ban đầu yêu cầu một sự gia tăng 5% trong chi tiêu cho giai đoạn 2014-2020, tức khoảng 1.091 tỷ euro. Nhưng dự định này đã được giảm xuống còn 1.010 tỷ euro theo thỏa hiệp của Van Rompuy, đánh dấu cho một thỏa hiệp mới.
Các cuộc đàm phán hiện nay đã cho thấy sự lặp lại của các phe phái truyền thống trong cuộc tranh luận về ngân sách. Các chương trình hỗ trợ trước đây được xây dựng xung quanh các hiệp ước Pháp – Đức nhằm bảo vệ khoản trợ cấp nông nghiệp hào phóng của EU chống lại sự tấn công của nước Anh và các nước vùng phía Bắc khác.
Pháp nhận được nhiều vốn hơn cả từ các chính sách nông nghiệp chung so với bất kỳ quốc gia nào khác, Đức cũng là một nước được hưởng thụ lớn. Nhưng việc cần thiết phải kiềm chế ngân sách tổng thể dường như là một ưu tiên cao hơn cho Đức hơn là bảo vệ chi tiêu cho nông nghiệp. Điều này khiến liên minh Pháp, Ba Lan và các nước Đông Âu phải cùng nhau phản đối cắt giảm chi tiêu ở hai khu vực lớn nhất EU này.
Tổng thống Pháp Francois Hollande hoan nghênh đề xuất cắt giảm trợ cấp nông nghiệp và coi đó là sự tiến bộ, nhưng ông cho biết ông sẽ chi thêm tiền để nền nông nghiệp được phục hồi hoàn toàn. Trong khi nước Anh gay gắt với đề xuất cắt giảm chi tiêu cho nông nghiệp nhưng không nhận được đa số sự đồng thuận trong EU. Các quan chức EU cũng chấp nhận rằng Tổng thống Anh David Cameron sẽ không thể giành chiến thắng trong nỗ lực khiến Quốc hội nước này tin tưởng vào đồng euro. Hiện chi tiêu trong nội bộ nước Anh vẫn sử dụng đồng bảng Anh mà không phải là đồng euro như bất kỳ quốc gia nào thuộc khối EU.