EU đe trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì bắt giữ các chính trị gia và nhà báo
"Chúng tôi ở Liên minh Châu âu (EU) cần cân nhắc các biện pháp trừng phạt kinh tế mà chúng tôi có thể áp dụng đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Đến cuối năm nay, cần đạt được cải cách của Liên minh thuế quan, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên. Tôi không thể hình dung ra rằng, sau làn sóng bắt bớ các đại biểu và nhà báo thuộc phe đối lập, chúng tôi sẽ có thể mở rộng Liên minh thuế quan", ông Schulz cho biết trong cuộc phỏng vấn với tờ báo Bild am Sonntag.
Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz |
Ông Schultz cũng nhắc lại lập trường của EU về khả năng thi hành án tử hình ở Thổ Nhĩ Kỳ.
"Nếu Thổ Nhĩ Kỳ trở lại hình phạt tử hình thì các cuộc đàm phán về việc gia nhập Liên minh châu Âu (EU) sẽ kết thúc", ông nói và bổ sung thêm rằng, ông ủng hộ việc tiếp tục đối thoại với Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước đó, viện kiểm sát đã bắt giữ 12 đại biểu quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ thuộc Đảng dân chủ dân tộc đối lập thân người Kurd, trong đó có hai đồng chủ tịch Selahattin Demirtaş và Figen Yuksedag. Sau đó, tòa án còn bắt giữ hơn 10 đại biểu khác. Cũng trong tuần qua, đã xảy ra các vụ bắt giữ nhân viên của tờ báo thuộc phe đối lập Cumhuriyet.
Trong tháng Ba năm nay, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh châu Âu EU đã ký kết một thỏa thuận về vấn đề nhập cư và thống nhất rằng, nếu thực hiện các điều khoản nhất định, Ankara có thể tính đến việc khôi phục xem xét đề nghị gia nhập vào khối EU của mình, mà đã đệ trình vào năm 1987. Sau đó, Nghị viện châu Âu đã quyết định đình chỉ hồ sơ của Thổ Nhĩ Kỳ cho đến khi Ankara thực hiện đầy đủ tất cả 72 điều khoản trong thỏa thuận trên.
Vào hôm thứ Tư (9/11), Ủy ban châu Âu đã công bố bản báo cáo thường niên về tiến độ gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ và cho rằng, chính quyền đất nước này không đủ nỗ lực để đề ra luật pháp phù hợp với các tiêu chuẩn châu Âu.