Đừng quá trách móc bản thân, bởi hội chứng nghiện ăn là có thật

Chúng ta không hề xa lạ với việc nghiện bia, nghiện thuốc lá, nghiện chất kích thích, nhưng liệu bạn đã bao giờ nghe đến hội chứng nghiện ăn?

Trên thực tế, số người bị nghiện ăn trên thế giới là không hề ít, theo ước tính có đến 20% người nghiện đồ ăn hoặc có những biểu hiện giống như bị nghiện hành vi ăn uống. Con số này thậm chí còn cao hơn trong cộng đồng những người bị thừa cân béo phì.

Theo tìm hiểu, những người nghiện đồ ăn cho biết rằng, họ không thể kiểm soát lượng đồ ăn nạp vào cơ thể đối với một số loại đồ ăn nhất định.

Việc nghiện đồ ăn không hoàn toàn là ngẫu nhiên, mà có một số món ăn có tính gây nghiện hơn những món ăn khác

Để tìm hiểu khả năng gây nghiện của từng món ăn, các nhà khoa học đến từ Đại học Michigan (Hoa Kỳ) đã tiến hành một nghiên cứu với quy mô lên đến 518 người.

Trong thí nghiệm được thực hiện, các tình nguyện viên sẽ nhận được một danh sách với 35 loại đồ ăn, bao gồm cả loại chưa qua chế biến và đã qua chế biến; tiếp theo, những người tham gia sẽ tiến hành chấm điểm cảm nhận của mình với từng món ăn, theo thang điểm từ 1 đến 7, trong đó 1: Không hề có cảm giác nghiện và 7: Rất nghiện.

Bên cạnh đó, thông qua việc thu thập thông tin, nhóm tác giả cũng ghi nhận được rằng, 92% các tình nguyện viên có biểu hiện của hành vi nghiện ăn đối với một số loại thực phẩm. Những người này cũng cho biết họ đã nhiều lần muốn cai loại thức ăn khoái khẩu của mình nhưng đều bất thành.

Từ kết quả của thí nghiệm kể trên, các nhà khoa học đã tìm ra 18 món ăn gây nghiện nhất, đồng nghĩa với việc chúng sở hữu điểm số cao nhất. Cũng không mấy bất ngờ khi những món ăn này đều thuộc nhóm đã qua chế biến và hầu hết đều có lượng đường và mỡ cao.

Những món ăn này bao gồm:

1. Bánh pizza: 4,01 điểm; 2. Chocolate: 3,73 điểm; 3. Snack khoai tây chiên: 3,73 điểm; 4. Bánh quy: 3,71 điểm; 5. Kem: 3,68 điểm; 6. Khoai tây chiên: 3,6 điểm; 7. Bánh burgers phôi mai: 3,51 điểm; 8. Soda: 3,29 điểm; 9. Bánh bông lan: 3,26 điểm; 10. Phô mai: 3,22 điểm; 11. Thịt xông khói: 3,03 điểm; 12. Gà rán: 2,97 điểm; 13. Bánh mì nhỏ: 2,73 điểm; 14. Bỏng ngô (có bơ): 2,64 điểm; 15. Ngũ cốc ăn sáng: 2,59 điểm; 16. Kẹo dẻo: 2,57 điểm; 18. Kẹo cứng: 2,57 điểm; 18. Bít tết: 2,54 điểm; 19. Bánh muffin: 2,50 điểm

Đương nhiên, ngoài 18 loại thức ăn gây nghiện ở trên thì 17 món ăn xếp ở vị trí tiếp theo trong danh sách sẽ nằm trong nhóm những món ăn ít gây nghiện. Theo ghi nhận, hết các món ăn này đều là loại chưa qua chế biến:

1. Dưa chuột: 1,53 điểm; 2. Cà rốt: 1,60 điểm; 3. Đậu: 1,63 điểm; 4. Táo: 1,66 điểm; 5. Gạo lứt: 1,74 điểm; 6. Súp lơ xanh: 1,74 điểm; 7. Chuối: 1,77 điểm; 8. Cá hồi: 1,84 điểm; 9. Ngô: 1,87 điểm; 10. Dâu tây: 1,88 điểm; 11. Thanh ngũ cốc: 1,93 điểm; 12. Nước: 1,94 điểm; 13. Bánh quy giòn: 2,07 điểm; 14. Bánh pretzels: 2,13 điểm; 15. Ức gà: 2,16 điểm; 16. Trứng: 2,18 điểm; 17. Quả hạch.

Hành vi nghiện ăn không chỉ đơn thuần đến từ việc chúng ta thiếu sự tiết chế với bản thân, mà còn có các nguyên nhân liên quan đến lĩnh vực hóa sinh.

Như bảng xếp hạng ở trên đã chỉ ra: Những thực phẩm đã qua chế biến, với nhiều chất béo và đường sẽ có tính gây nghiện cao nhất. Phân tích sâu hơn, những món ăn này đều chứa nhiều calo, khi nạp vào cơ thể sẽ gây mất cân bằng đường huyết đáng kể, dẫn đến hiện tượng thèm ăn. Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến hành vi nghiện ăn vẫn là bộ não của chúng ta. Cụ thể, mỗi khi ăn, bộ não sẽ tiết ra dopamine và các hóa chất khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu và khoan khoái, đây là một cơ chế phản xạ tự nhiên, nhằm đảm bảo con người luôn ăn đủ thức ăn để có được đủ năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể, chính thứ “phần thưởng” này đã vô tình kích thích chúng ta ăn tiếp và khó có thể ngừng lại.

Minh Anh/dantri.vn

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Đang cập nhật dữ liệu !