Dùng bài cũ, Trung Quốc đổ lỗi tại Philippines
Dùng bài cũ, Trung Quốc đổ lỗi tại Philippines
Chạm trán tại Biển Đông, sai lầm chiến lược của Trung Quốc
Mỹ giao tàu chiến "trần trụi" cho Philippines
Nhật, Hàn, Úc chung tay đầu tư quốc phòng cho Philippines
Trung Quốc đổ lỗi tại Philippines gây căng thẳng nên nước này phải điều thêm tàu ra bãi cạn Scarborough. |
Ngày hôm qua, Trung Quốc kêu gọi Philippines không chân thành trong việc giải quyết vụ lùm xùm kéo dài hai tháng nay về một đảo đang tranh chấp trên biển Đông.
Tờ trực tuyến VOAnews đưa tin, Bộ ngoại giao Trung Quốc đã liệt kê những hành động khiêu khích không được kiểm chứng của Philippines quanh khu vực bãi cạn Scarborough.
Cùng lúc, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi đã xác nhận nước này đã cử thêm tàu đến khu vực bãi cạn Scarborough, vốn được gọi là Hoàng Nham ở Trung Quốc, để tăng cường sự kiểm soát.
Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi trên đảo Hoàng Nham, ông nói.
Có một số tàu của chính phủ để tiến hành hoạt độc hải giám và bảo đảm an toàn cho các tàu đánh cá. Nhờ có sự bảo đảm như trên mà các ngư dân Trung Quốc có thể hoạt động một cách tự do ở đó, ông Hồng Lỗi phát biểu.
Bãi cạn Scarborough đã trở thành khu vực bế tắc kể từ hồi đầu tháng 4 khi tàu chiến Philippines định bắt các tàu đánh cá của Trung Quốc. Tàu hải giám của của Trung Quốc đã đến ứng cứu những tàu này và hai bên đã "lời qua tiếng lại" rồi biến thành một cuộc "khẩu chiến" kể từ đó.
Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc nhận xét, hành động triển khai thêm tàu của Trung Quốc thể hiện rõ sự chênh lệch về lực lượng hải quân so với Philippines.
“Việc điều thêm tàu đến khu vực này tạo thêm áp lực rất lớn lên Philippines khi ở thời điểm tốt nhất thì hệ thống tuần duyên có được đến một chiếc tàu trong tình trạng bảo dưỡng bảo trì tốt có thể ra khơi được", ông nói.
"Nhưng để "đặt gạch" một tàu ở bãi cạn Scarborough, một địa điểm khá xa từ các đảo ở khu vực Trường Sa và những khu vực khác có thể tuần tra sẽ đặt ra một yêu cầu khá lớn về các nguồn lực cũng như khả năng. Vì vậy, có vẻ như Trung Quốc đang tạo nên một áp lực bất thường để khẳng định chủ quyền", giáo sư Thayer nhận xét.
Chính quyền Trung Quốc thừa nhận có khoảng 20 tàu cá đang có mặt tại khu vực này bất chấp lệnh cấm đánh bắt do chính nước này tuyên bố. Philippines cho rằng ngư dân Trung Quốc đang vi phạm lệnh cấm này.
Giáo sư Thayer nói nếu Trung Quốc thực sự nghiêm túc về ý thức bảo vệ nguồn cá, thì nước này đã rút tàu về thay vì điều thêm tàu ra. Tuy nhiên, các tàu đánh cá của Trung Quốc thường xuyên vi phạm quy định đánh bắt của Bắc Kinh, ông nói.
“Nếu quay trở lại vài năm trước, trong thời gian ban hành một lệnh cấm đánh bắt khác, Đài Loan cho hay một lượng lớn các tàu Trung Quốc có mặt ngay khu vực đảo Traisping mà nước này kiểm soát. Năm ngoái, có hơn 200 tàu đánh cá của Trung Quốc xâm phạm vùng biển ngoài khơi khu vực miền Trung Việt Nam”.
Bãi cạn cách phía Tây Bắc Philippines khoảng 240km nhưng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền không chỉ riêng khu vực này mà là hầu hết cả biển Đông là của mình.
Hoa Tạ