Đưa con trai đến lớp, bà mẹ tình cờ đi theo một phụ huynh khác và phát hiện ra "môn học lạ" đang được giảng dạy tại trường

"Có bà mẹ nọ dắt con vào một lớp học mà tôi chưa từng để ý trước đây. Đi theo chân họ, tôi đã khá bất ngờ", bà mẹ người Mỹ kể lại.

Một bà mẹ người Mỹ hiện đang sinh sống và làm việc tại Nhật. Trong một lần đưa con đến trường, chị tình cờ phát hiện các trường học ở "xứ sở mặt trời mọc" giảng dạy học sinh tiểu học một môn rất đặc biệt. Bà mẹ Mỹ sau đó đã có những chia sẻ với trang tin Japantimes.

Cụ thể như sau: 

  • Trường học ở Huế thí điểm việc dạy nữ công gia chánh: Người vô cùng ủng hộ, người băn khoăn, thầy hiệu trưởng nói gì?

Trong một lần đến trường tiểu học công lập ở Nhật mà con trai đang theo học, tôi tình cờ phát hiện ra "một vùng đất xa lạ". Có bà mẹ nọ dắt con vào một lớp học mà tôi chưa từng để ý trước đây. Đi theo chân họ, tôi đã khá bất ngờ.

Đó là một lớp học "Katei-kai" (Tiếng Anh là Home Economics, tạm dịch: Nữ công gia chánh/ Tề gia nội trợ/ Môn Gia chính học). Ở đó, các em học sinh lớp 5 vừa hoàn thành một tác phẩm may vá và đang hào hức thuyết trình về nó. Điều bất ngờ nhất: Một nửa học sinh là nam!

Được biết, bộ môn Nữ công gia chánh cũng có sách giáo khoa giống như mọi môn học bình thường khác. Sách chứa những hình ảnh minh họa đầy màu sắc, miêu tả cảnh cả bé trai và bé gái đang may vá, nấu nướng hoặc giặt giũ.

Đưa con trai đến lớp, bà mẹ tình cờ đi theo một phụ huynh khác và phát hiện ra

Một tiết học Home Economics ở Nhật.

Ở Mỹ, môn Nữ công gia chánh không được dạy ở cấp tiểu học. Khi tôi học THCS vào những năm 1970, chỉ có nữ sinh mới học môn này. Còn nam sinh sẽ học môn Mỹ thuật công nghiệp. Trong những lớp học đó, đám trai sẽ được dạy cách chế biến gỗ và sửa chữa đơn giản. 

Trong năm học tiếp theo, vì ảnh hưởng của của phong trào phụ nữ nên Nữ công gia chánh và Mỹ thuật công nghiệp trở thành những môn học tự chọn. Nam nữ sinh được chọn lớp theo mong muốn, không bị bắt buộc. Ngay lập tức, tôi bỏ học Nữ công gia chánh để chuyển sang Mỹ thuật công nghiệp, chuyên ngành in ấn. Tôi chẳng bao giờ học lại Nữ công gia chánh thêm lần nào.

Đưa con trai đến lớp, bà mẹ tình cờ đi theo một phụ huynh khác và phát hiện ra

Ở Mỹ, môn Nữ công gia chánh không được dạy ở cấp tiểu học.

Chính vì vậy, tôi đã rất ngạc nhiên khi biết Nhật chọn Nữ công gia chánh là môn bắt buộc cho cả nam lẫn nữ từ lớp 5. Đàn ông Nhật thường không "gắn bó" với công việc nhà cho lắm. Do đó, tôi cứ nghĩ môn này mới phát triển vài năm gần đây. Nhưng không, nó đã tồn tại, trở thành môn học bắt buộc từ tận năm 1947. Đây là kết quả của cuộc cải cách Hệ thống giáo dục Nhật Bản sau Thế chiến thứ hai.

Vào thời điểm đó, một số nhà hoạch định chính sách tin rằng "dansonjohi" (Tạm dịch: Sự khuất phục của phụ nữ) chính là một yếu tố góp phần đưa Nhật Bản tiến vào cuộc chiến thảm khốc. Theo lý thuyết, mọi thứ có thể đã khác nếu như các bà mẹ có thể phản đối việc đưa con trai ra trận. 

Nữ công gia chánh từ đó trở thành môn học bắt buộc đối với tất cả trẻ em, với mục tiêu cao cả là đưa nền dân chủ vào từng gia đình Nhật Bản.

Vậy tại sao đàn ông Nhật lại ít làm công việc nhà như vậy?

Theo ông Fumiko Satoh - giáo sư giáo dục tại Đại học Chiba, kiêm phó chủ tịch Hiệp hội Giáo dục bộ môn Nữ công Gia chánh Nhật Bản thì có 2 nguyên nhân. Thứ nhất, chính sách giáo dục đã bước ngoặt trong thời kỳ đất nước này có sự tăng trưởng kinh tế mạnh. 

Các nhà hoạch định chính sách cho rằng, Nhật có thể cạnh trên thị trường thế giới nhờ vào công nghệ vượt trội. Vậy nên họ muốn các bé trai tập trung học mảng này. Năm 1958, nữ sinh THCS và THPT ở Nhật vẫn tiếp tục học Nữ công gia chánh nhưng nam sinh chuyển sang môn Mỹ thuật công nghiệp. 

Nguyên nhân thứ 2 là bởi: Dù được học 2 năm môn Nữ công gia chánh ở bậc tiểu học nhưng về nhà, nam sinh thường hiếm khi ôn tập lại. Cha mẹ Nhật không muốn con trai vào bếp. Họ muốn con ngồi bàn học, ôn luyện cho kỳ thi đại học. 

Đưa con trai đến lớp, bà mẹ tình cờ đi theo một phụ huynh khác và phát hiện ra

Năm 1989, chính sách giáo dục lại thay đổi. Nam, nữ sinh các cấp THCS và THPT học một khóa kết hợp cả Nữ công gia chánh và Mỹ thuật công nghiệp. Hiện tại Nhật có lẽ là quốc gia duy nhất trên thế giới giảng dạy môn Nữ công gia chánh trong vòng 8 năm học. 

Được biết Nữ công gia chánh ở Nhật không chỉ đơn giản là một khóa học thực hành. Chương trình giảng dạy được thiết kế để giúp trẻ em coi trọng sự hợp tác trong gia đình, đồng thời biết rõ vai trò mỗi cá nhân và học cách đóng góp cho gia đình. Môn học cũng khuyến khích trẻ suy nghĩ về cuộc sống, gia đình của chính mình khi trưởng thành. 

Ở Nhật, các cặp vợ chồng trong độ tuổi 20, đầu 30 thường chia sẻ công việc nhà với nhau hơn những cặp vợ chồng luống tuổi. Nguyên nhân một phần do những thay đổi xã hội, bao gồm cả việc tăng cơ hội nghề nghiệp cho phụ nữ. Nhưng tôi cho rằng, một phần lớn nguyên do là bởi: Trường học đã dạy môn Nữ công gia chánh cho cả nam và nữ. 

Cô giáo trẻ nhận được thiệp mời cưới của học sinh cấp 2, hé lộ thực trạng xấu hổ trong sự nghiệp giáo dục giới tính ở Trung Quốc

Cô giáo trẻ nhận được thiệp mời cưới của học sinh cấp 2, hé lộ thực trạng xấu hổ trong sự nghiệp giáo dục giới tính ở Trung Quốc

"Ai đến mời là tôi đuổi về đấy! Tôi nhất định sẽ không tham gia, cũng sẽ không chúc phúc những cuộc hôn nhân như thế." 

Theo ttvn.toquoc.vn

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Đang cập nhật dữ liệu !