Dù Tổng thống Mỹ là ai, "trục châu Á" vẫn cần được ưu tiên
Cuộc đua giành chiếc ghế Tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử vào năm 2016 đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới chính trị gia thuộc đảng Cộng hòa và Dân chủ. Tuy nhiên, dù ai thắng cử và trở thành tân Tổng thống, nhà lãnh đạo Mỹ cũng cần quan tâm ưu tiên chính sách ở Biển Đông. Tại sao lại như vậy?
Trung Quốc trái phép tiến hành cải tạo khu vựcĐá Vành Khăn thuộc quầnđảo Trường Sa của Việt Nam. |
Theo tạp chí The Diplomat, trước hết, Biển Đông là trọng tâm địa chính trị trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Những vấn đề liên quan tới Biển Đông đã trở thành đề tài thảo luận trong các cuộc đối thoại hết từ ngày này sang ngày khác giữa các nước trong khu vực và trên thế giới.
Nội dung của các cuộc thảo luận xoay quanh chủ đề an ninh truyền thống và phi truyền thống với sự tham gia của các cường quốc ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, ASEAN và các thành viên trong khối. Quan trọng hơn, Biển Đông còn được xem như phép thử đối với hành động và ý đồ chiến lược của Bắc Kinh cũng như giải pháp can thiệp của Washington.
Thứ hai, chính sách của Mỹ trước các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông đã tạo ra được những phản ứng mạnh mẽ. Trong thời gian qua, Washington đã tiến hành sửa đổi một số nội dung trong chính sách ở Biển Đông để kịp thời phản ứng trước tình trạng căng thẳng leo thang do hành động ngang ngược của Trung Quốc.
Điển hình, trong năm 1995, lần đầu tiên, Mỹ đã cho công bố chính sách đối với quần đảo Trường Sa nằm trên Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đây là phản ứng của Mỹ trước động thái Trung Quốc làm leo thang căng thẳng khi tìm mọi cách giành quyền kiểm soát khu vực Đá Vành Khăn.
Trong một diễn đàn khu vực ASEAN vào năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã một lần nữa nhấn mạnh rằng Mỹ cũng có lợi ích quốc gia trước hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông. Tuyên bố của Washington đã vấp phải sự phản đối của phía Trung Quốc bằng một loạt hành động như quấy rối tàu do thám USNS Impeccable. Ngay cả trong bộ tài liệu mang tên “Giới hạn trên các vùng biển”, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã chỉ ra những hậu quả từ hành động đơn phương của Trung Quốc như kéo giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi tháng 5/2014, hay cho công bố bản đồ phi lý vi phạm luật pháp quốc tế “đường chín đoạn”.
Thứ ba, cho dù Washington có kêu gọi ủng hộ duy trì sự ổn định trong khu vực dựa trên các quy tắc quốc tế, Bắc Kinh vẫn giữ nguyên ý định thay đổi hiện trạng bằng “quy mô lớn và cơ bắp”. Gần đây nhất, Mỹ đã cảnh báo Trung Quốc ngừng kế hoạch “quân sự hóa” trên Biển Đông thông qua hành động cải tạo các hòn đảo và xây dựng nhiều công trình nằm trên quần đảo Trường Sa. Bởi những hành động của Trung Quốc chỉ làm căng thẳng trong khu vực ngày càng leo thang.
Trong khi đó, Bắc Kinh lại đưa ra lý lẽ biện minh rằng các công trình này trên chỉ nhằm “xây nhà ở cho cư dân sính sống trên đảo, hay hỗ trợ hoạt động hàng hải, phục vụ công tác tìm kiếm và cứu hộ, v.v…và không ảnh hưởng cũng như không nhằm tấn công vào bất cứ quốc gia nào”.
CSIS công bố hoạtđộng cải tạo, xây dựng quy mô lớn của Trung Quốcở bãi ĐáChữ Thập. |
Tuy nhiên, những hình ảnh xây dựng trái phép ở bãi Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ công bố lại cho thấy một sự thật hoàn toàn khác so với lập luận của Trung Quốc.
Khi mà, Kinh đang cho xây dựng một đường băng dài 3.110 m, có thể phục vụ nhu cầu cất cánh và hạ cánh của loại máy bay cùng sự xuất hiện của một quần thể cầu cảng đủ khả năng cung ứng chỗ neo đậu cho các tàu quân sự tiếp nhiên liệu. Điều đáng nói, một khi những công trình này được hoàn tất, các căn cứ quân sự của Mỹ ở châu Á sẽ nằm trong tầm ngắm tấn công của Trung Quốc.
Do đó, Mỹ cần tiến hành một số điều chỉnh trong chính sách ở Biển Đông cũng như hành động chủ động hơn. Cụ thể hơn, việc Mỹ tuyên bố về việc ủng hộ tự do hàng hải là vẫn chưa đủ. Thay vào đó, sự hiện diện của hải quân và không quân Mỹ tại Biển Đông cần được duy trì và thậm chí tăng cường thêm. Tiếp đến, Mỹ cần củng cố một mạng lưới đối tác mới tại châu Á bao gồm cả các đồng minh truyền thống và xa hơn. Trong nhóm đối tác mới ở Đông Nam Á, Washington nên củng cố thêm mối quan hệ và tìm cách mở rộng cộng tác với Việt Nam trong lĩnh vực hàng hải.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.